Tháng 3-1975 Tuyến đầu thất thủ!

Tối 29-3-1975 đài phát thanh BBC Luân Đôn cho biết Đà Nẵng thất thủ, một trăm ngàn quân bị bắt làm tù binh, đó cũng là ngày sụp đổ của toàn bộ Quân khu 1, hung tin ghê gớm đã khiến cho cả nước kinh hoàng: Quân khu 1 nơi tập trung những lực lượng tinh nhuệ và thiện chiến nhất của ta, bốn sư đoàn chính qui, bốn liên đoàn Biệt Động quân … đã hoàn toàn tan rã sau 9 ngày cầm cự và triệt thoái. Mặc dù nay Bộ Tổng tham mưu, các vị Tướng lãnh, các giới chức quân sự có liên hệ đã bạch hóa diễn tiến của trận chiến bi thảm này, các nhà nghiên cứu quân sự, các nhân chứng, ký giả chiến trường… đã biên soạn, kể lại diễn tiến của mặt trận vùng Hoả tuyến nhưng người ta tưởng như nó vẫn còn nhiều điều bí ẩn và khó hiểu, chưa bao giờ trong cuộc chiến tranh Quốc Cộng giai đoạn 1960-1975 một lực lượng to lớn của ta lại có thể thua nhanh đến thế.

24 tháng Ba 1975, Đà Nẵng

24 tháng Ba 1975, Đà Nẵng

Tiếp tục đọc

Nhật ký sau giải phóng (23)

Tin tức từ các tỉnh

Tối hôm kia, chúng tôi nhận được tin tức từ hai tỉnh khác nhau, nằm cách xa nhau. Dung trở về từ Đà Lạt và Hiếu từ Đà Nẵng.

Tình hình ở các tỉnh dường như phụ thuộc vào đường lối và khả năng của UBQQ tương ứng. Ngay cả việc trả tiền lương và đối xử với các nhân viên của chế độ cũ dường như cũng được thực hiện rất khác nhau. Ví dụ như ở Đà Nẵng, họ nhận được 18 lít gạo và 5000 đồng. Ở Đà Lạt, họ nhận được nhiều gạo hơn, nhưng còn ít tiền mặt hơn nữa. Ở Đà Lạt – và hẳn là cũng ở Đà Nẵng – dường như người ta đã thành công trong việc kiểm soát và tổ chức thành phố. Giảng dạy chính trị rất nhiều trong thời gian nhàn rỗi sau giờ làm việc. Cựu nhân viên chính phủ dường như bị thất nghiệp và bây giờ lo làm nông nghiệp nhiều hơn, ngay cả khi sự phát triển ở đây cũng là không chắc chắn. Vẫn còn chưa có mô tả về việc nông nghiệp cần phải được tổ chức như thế nào. Ở Đà Lạt còn có năm thầy giáo người Pháp, những người được phép đi lại tự do trong thành phố nhưng không được rời khỏi quận. Vì những điều kiện kinh tế tồi tệ của người dân mà tờ thực đơn dường như rất nghèo nàn. Hầu như không còn ai có tiền mua thịt, cả những người giải phóng cũng không, những người mà có thu nhập còn thấp hơn nữa. Con chó cuối cùng trong trung tâm sư phạm Đà Lạt, trung tâm mà bây giờ bị các cán bộ y tế của bệnh viện chiếm đóng, đang sắp bị làm thịt. Người ta cho rằng có một hệ thống tổ chức người dân mới. Cứ mười hai người cùng độ tuồi từ các gia đình khác nhau trong cùng một khu phố được gộp lại với nhau và cùng tham gia vào trong các hoạt động công khai. Hệ thống mười hai này cho tới nay dường như vẫn còn chưa có ở Sài Gòn, ít nhất thì tôi chưa từ nghe được gì về điều này.

Đà Nẵng, 05 tháng Năm 1975: Một cửa hiệu người Hoa ở Đà Nẵng, ở phía trước, treo cờ nước CHNDTH, trong khi cửa hàng ở phía sau  treo cờ Việt Cộng, sau khi thành phố thất thủ về tay các lực lượng Bắc Việt.

Đà Nẵng, 05 tháng Năm 1975: Một cửa hiệu người Hoa ở Đà Nẵng, ở phía trước, treo cờ nước CHNDTH, trong khi cửa hàng ở phía sau treo cờ Việt Cộng, sau khi thành phố thất thủ về tay các lực lượng Bắc Việt.

Tiếp tục đọc

Đông Dương: Chúng ta đã không dự tính trước với điều này (I)

Mất hai phần ba đất nước của ông, phân nửa số sư đoàn của ông và vật liệu chiến tranh có giá trị một tỉ dollar, chính phủ hoảng loạn và hàng triệu người chạy trốn, quốc gia của tổng thống Thiệu – mới đây còn là quyền lực quân sự mạnh nhất của Đông Nam Á – là như thế đó trong tuần vừa qua. Hoa Kỳ tuyên bố: “Đó không phải là cuộc chiến của chúng tôi.”

Ở Hung Long, một thị trấn buồn tẻ của tỉnh Chương Thiện trong vùng đồng bằng sông Cửu Long, người nông dân kéo nhau hàng đoàn trở về nhà từ công việc đồng áng. Bất thình lình, họ bị lính Bắc Việt bao vây. Không ai thấy họ tới, súng nổ, những người lính Nam Việt ít ỏi của thị trấn nằm trong vũng máu của họ.

Trong cùng ngày đó, ngày 6 tháng Mười Hai 1974, cũng như Hung Long, khoảng 40 tiền đồn của người Nam Việt Nam bị tràn ngập và những thị trấn trong vùng phía nam và phía tây Sài Gòn bị bắn phá, đã lâu rồi không dữ dội như vậy.

Tiếp tục đọc

Những ngày cuối cùng của Sài Gòn (phần 1)

Sài Gòn, tháng Tư 1975

Đối với tôi, Sài Gòn chưa bao giờ mang nhiều nét Á hơn là trong những những ngày trước khi sụp đổ. Ngay sau khi ra khỏi con đường Tự Do và cái chợ hoa, người ta sẽ nhanh chóng đi trong một đám đông chật ních người da vàng như là người da trắng duy nhất. Trước người nước ngoài, người Việt đeo lên gương mặt họ một cái mặt nạ của sự dửng dưng. Chỉ khi họ có cảm giác không bị quan sát thì ánh mắt của họ mới lộ ra nỗi lo lắng và sự chờ đợi cái thảm họa đang tiến đến gần. Tài xế Canh của tôi, người mà tôi đã quen biết từ nhiều năm nay, chưa từng bao giờ lái xe một cách sơ ý và lơ đễnh qua sự hỗn loạn của giao thông nội thành như vậy. Bị tôi khiển trách, nỗi lo sợ bộc phát từ trong anh ấy ra ngoài: “Ông cũng biết mà, Monsieur: năm 1954 tôi đã chạy trốn người cộng sản từ Hà Nội vào miền Nam, rồi bây giờ thì họ lại bắt kịp tôi.” Bà đứng đầu sở điện tín, một người miền Trung trầm tư với búi tóc nghiêm khắc, kéo tôi sang một bên: “Có đúng không, Monsieur, người Bắc Việt sẽ giết chết hết tất cả các nhân viên của chính phủ Sài Gòn?” Trong Đà Nẵng bị chiếm đóng, người cộng sản đã bắt bừa hàng trăm người trong mỗi một khu phố và đã bắn chết công khai để đe dọa. Người ta đã thuật lại cho bà như vậy. Thỉnh thoảng cứ trông giống như là sự hỗn loạn được cố tình được kích động qua tin đồn.

Cha và con trên đường chạy tỵ nạn ở Trảng Bom, 23 tháng Tư 1975.

Cha và con trên đường chạy tỵ nạn ở Trảng Bom, 23 tháng Tư 1975.

Tiếp tục đọc

Con đường không vui (phần 2)

Quốc lộ 1 đi từ Huế khoảng 100 kilômét về hướng Đông Nam vào Đà Nẵng. Hiếm còn có người nào dám đi trên đoạn đường này. Điều đó ít có liên quan đến lòng can đảm và tính trung lập, nhiều hơn là với tính cẩn thận hay khinh suất. Mìn không phân biệt giữa bạn và thù.

Năm 1858, quân đội thuộc địa Pháp đổ bộ xuống ở đây và xây dựng Tourane. Cho tới khi Chiến tranh Đông Dương lần thứ nhất chấm dứt, đó là một tỉnh lỵ nhỏ và phát đạt với 100.000 người dân. Người Pháp thích sống ở đây, và nhiều người Việt cho tới ngày nay vẫn còn gọi nó là Tourane. Nhưng hiện giờ thì nó đã trở thành Đà Nẵng, và là Đà Nẵng, nó ngày càng có tầm quan trọng nhiều hơn, không chỉ là trọng điểm để người Mỹ tiến hành chiến tranh ở miền Trung Việt Nam, mà cũng vì các chương trình xây dựng phần nhiều là sáng kiến của người Mỹ. Dự định sẽ có một trung tâm công nghiệp trong và xung quanh Đà Nẵng. Con số dân cư đã tăng lên 250.000 vì người tỵ nạn và người đi tìm việc làm, tức là gấp hai lần rưỡi. Sài Gòn ngược lại đã tăng lên gấp tám lần. Vì thế mà Đà Nẵng tạo ấn tượng của một ngôi làng bị xáo trộn lên nhiều hơn, nhưng không bị vỡ tung ra như thủ đô. Sự suy tàn ở đây không được che đậy bởi số lượng người đông đảo như ở Sài Gòn. Tất cả đều trống trải hơn, có ít cây hơn. Những cái lỗ trên vữa tường, vôi bong ra, những hàng hiên gỗ đã đổ sập xuống của các căn nhà thuộc địa nhỏ. Trong khi người ta không tiến lên được trong giao thông của Sài Gòn, vì tất cả các đường phố đều kẹt cứng, thì đường ở Đà Nẵng bắt buộc người ta phải chạy chữ chi chậm chạp quanh các ổ gà. Chỉ những căn nhà bằng đá hai tầng, tất cả hầu như đều là công sở, mới dấu mình ở sau những hàng rào lưới và tường bằng bao cát. Các cửa hàng ít ỏi trong trung tâm trông có vẻ nghèo nàn, có lẽ vì chúng với con số ít ỏi của chúng dễ bị kiểm soát hơn và hầu như không bán hàng chợ đen. Những chiếc Honda không chạy ầm ầm thành từng đoàn lớn xuyên qua thành phố. Nhưng trước hết là thiếu một cái, cái thuộc vào hình ảnh của thành phố Sài Gòn: vô số các quán rượu. Khu vực thành phố của Đà Nẵng là ‘out of bounds’ cho lính Mỹ.

Tàu Helgoland ở Đà Nẵng

Tàu Helgoland ở Đà Nẵng

Tiếp tục đọc