Ký ức 30/4/1975: Ngày Cuối Cùng Của Chuẩn tướng Lê Văn Hưng

Ngày 21/4/1975, khi Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu từ chức, trao quyền lại cho cụ Trần Văn Hương, tôi còn nhớ rõ lời ông Thiệu nói: “Mất một Tổng Thống Nguyễn văn Thiệu, quân đội còn Trung Tướng Nguyễn Văn Thiệu, đồng bào còn một chiến sĩ Nguyễn Văn Thiệu. Tôi nguyện sẽ chiến đấu kế bên anh em chiến sĩ”.

Lời tuyên bố của ông Thiệu đã gây cho tôi sự xúc động. Thế rồi lời tuyên bố ấy cũng đã bay theo gió, khi số lớn cấp chỉ huy trực tiếp điều hành guồng máy quốc gia đã vỗ cánh chim bay sang ngoại quốc, tìm nơi ẩn trốn an lành, bỏ mặc quê nhà, dân tộc và quân đội đang chết đuối trong cuồng phong súng đạn tơi bời, Thiếu Tướng Nam, Hưng, Hai, Vỹ, Phú. Nhắc đến đây tôi không ngăn nổi tiếng nấc nghẹn ngào.

Ôi tiếng súng nổ rền vang trên khắp lãnh thổ. Mùa hè năm 1972, nhà văn Phan Nhật Nam đã mệnh danh là mùa hè đỏ lửa. Mùa hè máu. Mùa hè cuối đầy yêu đương. Mùa hè tận cùng vực thẳm. Còn mùa hè 30/4/1975 bi thương thê thảm ngần nào? Chúng ta còn đủ ngôn từ để diễn tả tận cùng nỗi thương tâm kinh hoàng của sinh ly, từ biệt, cuống cuồng ấy không? Tin thất trận từ các Vùng 1,2,3 bay về dồn dập. Có những nơi chưa đánh đã bỏ cho địch tràn vào. Cũng có nơi quyết liều tử chiến. Thảm thương thay, cuộc rút quân hỗn loạn bi đát chưa từng có trong lịch sử và quân sử.

Tướng Lê Văn Hưng

Tướng Lê Văn Hưng

Tiếp tục đọc

Vĩnh biệt Sài Gòn (III): Ngày chúa nhật 27 tháng 4

3 giờ 30 sáng. Tôi thức giấc vì những trái hỏa tiễn nổ làm rung chuyển thành phố. Một trái nổ nghe quá gần. Tôi nhìn qua cửa sổ. Kèn xe chữa lửa và xe cứu thương. Những cột khói bốc lên ở xa. Không đi ra ngoài được vì có giới nghiêm. Tôi không thể ngủ lại được. Nhân vật Thiệu tiếp tục ám ảnh tôi. Cho đến phút chót, hắn vẫn không hiểu rằng người Mỹ không còn muốn nghe nói tới hắn hoặc nói tới Việt nam nữa. Và Graham Martin, Đại sứ Mỹ đã nuôi hắn trong ảo tưởng đó, ta hãy dùng đúng chữ: sự điên rồ.

Thiệu bám lấy các ý tưởng này. Hắn tuyệt đối muốn rằng quốc hội Mỹ cho hắn 300 triệu Mỹ kim viện trợ bổ túc, tuy rằng ngân khoản ấy sẽ chẳng làm được gì, sẽ không kịp dùng số viện trợ ấy để mua vật liệu. Hắn chỉ muốn được một cử chỉ có nghĩa là người ta không bỏ rơi hắn, rằng người cha lại đưa tay ra vớt hắn ra khỏi vũng lầy hắn đang ngoi ngóp.

Dĩ nhiên là nạn hối lộ và thối nát ngự trị khắp nơi. Quân đội của Thiệu đã quen sống xa hoa, phung phí đạn dược vật liệu và xăng nhớt. Nhưng quân đội ấy cũng là một nạn nhân của người Mỹ vì người Mỹ đã để lại cho họ một hạ tầng rất nặng nề về căn cứ, sân bay, kho chứa hàng và cơ xưởng. Chỉ riêng sự bảo trì các cơ sở ấy đã tốn mất một tỷ rưỡi mỹ kim một năm rồi. Và viện trợ Mỹ cứ dần dần cạn. Ngày nay, số viện trợ ấy chỉ còn 700 triệu mỹ kim trong khi viện trợ của Nga cho Hà Nội không ngớt gia tăng – hơn một tỷ rưỡi Mỹ kim – cho năm 1975.

Vietnamese refugees fleeing on the road from Xuan Loc to Saigon as the communist North Vietnamese froces advance. April 1975. Photograph by Terry Fincher

Người dân chạy tỵ nạn trên đường từ Xuân Lộc về Sài Gòn. Tháng Tư 1975. Ảnh: Terry Fincher

Tiếp tục đọc

Sạp báo ông Cò

Ông là Nhảy Dù Cố Gắng. Ông là Lôi Hổ Nhảy Toán. Ông là bí thư cho Tổng Giám Đốc Cảnh Sát Quốc Gia, là phái viên đặc nhiệm được bí mật cử ra lo vụ rắc rối Bàn thờ Phật Xuống Đường 1966 tại Đà Nẵng… Ông là cảnh sát trưởng, là sĩ quan Bộ Tư Lệnh Không Quân ngồi chơi xơi nước… Nay ông là người đứng bán báo chùa ở khu Eden. Cho dù ông đảm nhiệm chức vụ gì, như lời ông nói, “là anh em cả mà” và đối với anh em, ông là Cò Ly.

***

Vùng Hoa Thịnh Đốn và phụ cận, cách nói để chỉ một khung cảnh địa lý khá lớn bao gồm cả một phần Bắc Virginia, Nam Maryland có một cộng đồng người Việt đông đảo. Con số ước lượng không chính thức cho lắm nhưng cũng khá chính xác cho thấy đang có tới trên 60 ngàn người Việt sinh sống.

Trước đây có ba tiệm sách báo là Alpha, Thế Hệ và Minh Văn. Tiệm xưa và rộng nhất, Alpha, đã đóng cửa ba năm. Tiệm Thế Hệ của nhà giáo Đặng Đình Khiết lỗ lã, không chịu nổi tiền thuê nhà ở khu Eden càng ngày càng cắt cổ cũng đành đóng. Tiệm Minh Văn thì dời về phòng mạch (!). Sinh hoạt sách vở cứ lụn dần và người yêu sách vở thấy mình hụt hẫng mất cái thú đi ra tiệm sách Việt Nam và để tiện thì xin hoặc mua một tờ báo.

Thương xá Eden

Thương xá Eden

Tiếp tục đọc

“Mình làm vậy không được đâu” (Tổng Thống Thiệu) – Những kỷ niệm khó quên!

Sứ quán của VNCH tọa lạc trong một Building trong khu phố sầm uất Myeongdong, ở tầng thứ 11. Hán Thành những năm 60 nghèo xơ xác, người dân thất nghiệp rất đông.

Mỗi lần đến thăm sứ quán, tôi lại thấy hàng người xếp hàng từ tầng thứ 11 xuống đến từng 1, để làm thủ tục xin qua VN . Người nào được cấp giấy qua VN làm việc thì mừng như được trúng số.

Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu

Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu

Tiếp tục đọc

Những gì cần nói nhất nhân ngày 30 tháng 4?

Nguyễn Gia Kiểng

Bốn mươi ba năm đã qua kể từ ngày 30/4/1975. Đã có vô số bài và sách về biến cố lịch sử diễn ra ngày hôm đó nhưng chúng ta vẫn chưa có được một cái nhìn chung để cùng rút ra những bài học cần thiết cho tương lai.

Sự độc hại của chủ nghĩa cộng sản cũng như sự ngu muội của các lãnh tụ cộng sản đã quá rõ ràng và đã làm đất nước ta tan nát về cả vật chất lẫn tinh thần. Chúng ta là một trong những dân tộc nghèo khổ và tụt hậu bi đát nhất, với thu nhập bình quân trên mỗi đầu người chỉ bằng 1/7 mức trung bình thế giới và vẫn còn bị từ chối những quyền con người cơ bản nhất. Đã thế còn bị mất đất, mất biển, mất đảo, mất cả một phần chủ quyền, sau một cuộc nội chiến làm sáu triệu người thiệt mạng. Thành tích của Đảng cộng sản thật kinh khủng.

Những giây phút cuối cùng của lá cờ vàng

Những giây phút cuối cùng của lá cờ vàng

Tiếp tục đọc