Đông Dương: Chúng ta đã không dự tính trước với điều này (I)

Mất hai phần ba đất nước của ông, phân nửa số sư đoàn của ông và vật liệu chiến tranh có giá trị một tỉ dollar, chính phủ hoảng loạn và hàng triệu người chạy trốn, quốc gia của tổng thống Thiệu – mới đây còn là quyền lực quân sự mạnh nhất của Đông Nam Á – là như thế đó trong tuần vừa qua. Hoa Kỳ tuyên bố: “Đó không phải là cuộc chiến của chúng tôi.”

Ở Hung Long, một thị trấn buồn tẻ của tỉnh Chương Thiện trong vùng đồng bằng sông Cửu Long, người nông dân kéo nhau hàng đoàn trở về nhà từ công việc đồng áng. Bất thình lình, họ bị lính Bắc Việt bao vây. Không ai thấy họ tới, súng nổ, những người lính Nam Việt ít ỏi của thị trấn nằm trong vũng máu của họ.

Trong cùng ngày đó, ngày 6 tháng Mười Hai 1974, cũng như Hung Long, khoảng 40 tiền đồn của người Nam Việt Nam bị tràn ngập và những thị trấn trong vùng phía nam và phía tây Sài Gòn bị bắn phá, đã lâu rồi không dữ dội như vậy.

Tiếp tục đọc

“Cái chết đã bao vây chúng tôi”

Chính quyền Sài Gòn lâm vào tình trạng nguy ngập

Andreas Kohlschütter

Phan Ba dịch từ báo Die Zeit (Thời Báo), số ra ngày 31 tháng Giêng năm 1975

Sài Gòn, trong tháng Giêng

Đó là Tây Ninh trong tháng Giêng 1972: một tỉnh lỵ bụi bặm, có mật độ dân cư quá cao với 40.000 người ở cạnh con đường dẫn sang Campuchia; một cái chợ ồn ào, đầy sức sống nguyên thủy, muôn màu sắc, mà người ta buôn bán và trả giá thật to bằng tiếng Việt ở trên đó; một căn cứ khổng lồ để hỗ trợ cho các chiến dịch tấn công lớn của quân đội Nam Việt Nam, tiến qua bên kia biên giới, trên đất Campuchia, hành quân tới những vùng địch thủ triển khai lực lượng; những đoàn xe tải đạn dài hàng ki-lô-mét, hàng bầy trực thăng, hàng chục cố vấn Mỹ, những người có thể yêu cầu máy bay ném bom B-52 của họ hỗ trợ vào bất cứ lúc nào.

Tây Ninh, 31 tháng Giêng năm 1973. Hình: Bettmann/CORBIS

Tây Ninh, 31 tháng Giêng năm 1973. Hình: Bettmann/CORBIS

Tiếp tục đọc