Chuyến tàu đêm

Dưới đây là câu chuyện của một nữ nhà báo có nick là Lâm Nguyễn kể về một sự kiện bi thảm tại Côn Đảo sau ngày 30-4-1975. Cô ấy tâm sự với tôi, cô luôn day dứt về nó vì chưa dám kể ra trước đây do sợ bị làm khó dễ khi viết ra sự thật giống như trường hợp của tôi. Vì vậy, tôi xin chia sẻ với mọi người câu chuyện của Lâm mà cô mới vừa post lên phây sau nhiều lần đắn đo cân nhắc. Xin cầu nguyện cho những người đã chết một cách oan khốc vì thời cuộc và mong hương hồn họ sớm siêu thoát!

CHUYẾN TÀU ĐÊM

Câu chuyện tôi sắp kể sau đây là về một “chuyến tàu đêm”. Xin bắt đầu bằng một chuyến du lịch ở Côn Đảo hồi đầu tháng 10/2017. Tôi vốn khá nhạy với cái mà người ta hay gọi là âm khí. Ở đâu có “nó” là tôi cảm nhận được và thường rất sợ hãi. Nơi tôi đến, hai đêm liền tôi mất ngủ dù nơi đó rất đẹp. Cảm giác sợ hãi, lành lạnh sống lưng khiến tôi không tài nào nhắm mắt được dù ở với người nhà. Lúc nào tôi cũng có cảm giác có những ánh mắt vô hình đang nhìn mình chăm chú khiến tôi cứ quay lại nhìn sau lưng mình, rồi nhìn về những góc nhà. Thậm chí, sáng hôm sau, khi ở nhà một mình, không chịu nổi sự sợ hãi vì cảm giác rất nhiều “người” đang ở trong phòng, tôi đã chạy ra ngoài dù ở ngoài nắng đã lên cao và rất nóng. Một cảm giác rất lạ mà tôi chưa bao giờ thấy dù tôi đã từng đi công tác, ngủ một mình ở những nhà công vụ hoang vắng, xa khu dân cư.

Ngày cuối cùng, chúng tôi xuống phòng ăn để ăn bữa sáng. Cô bạn trẻ đi cùng kể cho tôi nghe: “Hồi tối em hết hồn chị ơi. Em đang xếp đồ vô valy để hôm nay về, tự nhiên nhìn qua tấm kính (chỗ chúng tôi ở là những ngôi nhà có vách ngăn các phòng bằng kính) thì thấy một người đàn ông đứng nhìn em. Ông mặc sơ-mi màu nâu, tay dài cài khuy, đeo cà vạt. Em hét lên: Anh ơi, có ai trong phòng. Chồng em chạy ra thì không thấy chi cả. Ảnh nói làm sao trong nhà mà có người lạ được, có lẽ em thấy cái chi đó rồi tưởng tượng ra thôi. Tuy vậy, chồng em cũng muốn yên tâm nên gọi bảo vệ lên cùng để đi quanh ngôi nhà và ngoài vườn nhưng vẫn không thấy ai cả”. Lúc đó, người nhà tôi bật cười: Mấy bà này yếu bóng vía nên nhìn gà hóa cuốc thôi. Nhưng tôi lại cảm thấy lờ mờ có gì không ổn vì hai ngày ở đó là hai ngày tôi cảm thấy tâm trạng mình không được tốt.

Chuyến tàu đêm

Chuyến tàu đêm

Tiếp tục đọc

3/8/1962: Đội Huấn luyện Quân đội Úc tại Việt Nam đến Sài Gòn

15 sĩ quan và 15 hạ sĩ quan của Đội Huấn luyện của Quân đội Úc tại Việt Nam (Australian Army Training Team Vietnam – AATTV) đến Sài Gòn vào ngày này. Chỉ huy Đội, Đại tá Ted Serong đã đến thủ đô của miền Nam trước đó vào ngày 31 tháng 7.[i]

Sau năm 1945, vùng Đông Nam Á là vùng đã xảy ra nhiều cuộc xung đột có nguồn gốc từ cuộc Chiến Tranh Lạnh và từ phong trào phi thực dân hóa giải phóng dân tộc. Cuộc nổi dậy của phe Cộng sản ở Malaya bắt đầu năm 1948. Tại Indonesia, ảnh hưởng của Đảng Cộng sản Indonesia ngày càng tăng. Tổng thống Indonesia, Sukarno, dù không phải là người cộng sản nhưng vẫn nhận được vũ khí từ Liên Xô và khoe khoang về mối quan chặt chẽ về ý thức hệ với Trung Quốc, Bắc Triều Tiên và Bắc Việt Nam.[ii] Thái Lan và Philippines đều phải đối đầu với những cuộc nổi dậy của trong nước. Lo ngại phải đối đầu với phe cộng sản, nước Úc phát triển một chiến lược được gọi là “Phòng thủ tiến lên” (“Forward Defence”): đưa ra các cam kết quân sự nhỏ để giữ Anh quốc và Hoa Kỳ tham chiến trong vùng. Thêm vào đó, chính phủ Australia trong thời gian này cũng tin vào thuyết Domino. Do vậy, chính phủ Australia đã gửi quân đội sang cùng chiến đấu với Anh quốc trong cuộc chiến tranh chống du kích cộng sản ở Malaya và đã cùng chiến đấu trong liên minh 16 quốc gia trong Chiến tranh Triều Tiên.

Tháng 5 năm 1962, ngoại trưởng Dean Rusk đến Canberra tham dự cuộc họp của hội đồng khối quân sự ANZUS. Tại đây, Ngoại trưởng Úc Sir Garfield Barwick đã nhấn mạnh với Rusk rằng nước Mỹ nhất quyết phải bảo vệ Nam Việt Nam. Rusk đáp trả bằng cách tìm kiếm sự trợ giúp của Úc, đặc biệt là các cố vấn quân đội trong chiến tranh rừng rậm và chống nổi dậy. Barwick ban đầu nhấn mạnh rằng Úc sẽ không gửi lực lượng chiến đấu và chỉ gửi một số ít cố vấn. Ngay sau đó, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Athol Townley, tuyên bố gửi Đội Huấn luyện Quân đội Úc (AATTV) bao gồm 30 sĩ quan và hạ sĩ quan sang Việt Nam và một phi đội máy bay chiến đấu sang Thái Lan. Hơn phân nửa số cố vấn này đã có kinh nghiệm chiến đấu chống du kích ở Malaya.[iii]

Một thành viên của Đội Huấn luyện Quân đội Úc tại Việt Nam, Đại úy Peter Shilston, xác nhận qua vô tuyến rằng ngôi làng mà ông vào sắp lùng sục với quân đội Nam Việt Nam đã được bao vây. Shilston là một trong sáu thành viên AATTV được trao tặng Huân chương Quân đội trong thời gian phục vụ tại Nam Việt Nam. Một thành viên của Đội Huấn luyện Quân đội Úc tại Việt Nam, Đại úy Peter Shilston, xác nhận qua vô tuyến rằng ngôi làng mà ông vào sắp lùng sục với quân đội Nam Việt Nam đã được bao vây. Shilston là một trong sáu thành viên AATTV được trao tặng Huân chương Quân đội trong thời gian phục vụ tại Nam Việt Nam.

Tiếp tục đọc

Nước Úc đã làm gì ở Việt Nam?

Tháng 7 năm 1967, Tổng thống Lyndon B. Johnson đã gửi hai cố vấn chính của ông, Clark Clifford và Tướng Maxwell Taylor, tới Úc và New Zealand với một nhiệm vụ khẩn cấp. Những cuộc biểu tình chống đối đang hoành hành trên đường phố Mỹ và trong khuôn viên các trường đại học. Phe diều hâu và phe bồ câu đang đấu đá nhau ở Washington. Bộ trưởng Quốc phòng Robert McNamara đang hướng tới việc từ chức, một việc thừa nhận rằng chính sách Việt Nam của ông đã thất bại.

Trong tình cảnh hỗn loạn đó, Tướng William C. Westmoreland đã yêu cầu tăng quân số đáng kể, khoảng 400.000 vào đầu năm. Để nhận được bất kỳ sự tăng cường nào từ một Quốc hội ngày càng mang tính chỉ trích nhiều hơn, Johnson phải chứng minh rằng các đồng minh của Mỹ, đặc biệt là các nền dân chủ đang trả tiền theo cách riêng của họ như Úc và New Zealand, đều sẵn sàng tham chiến nhiều hơn nữa. Như Clifford đã nói với chính phủ New Zealand, “thêm một người lính New Zealand là có thể thêm 50 người Mỹ”.

Quân lính thuộc Tiểu đoàn 1, Trung đoàn Hoàng gia Úc, bước xuống bãi biển Vũng Tàu tháng 6 năm 1965.

Quân lính thuộc Tiểu đoàn 1, Trung đoàn Hoàng gia Úc, bước xuống bãi biển Vũng Tàu tháng 6 năm 1965.

Tiếp tục đọc

Khủng bố là một chiến lược của Việt Cộng

“Người lính gác trước Khách sạn Thanh Thế mệt mỏi hút một điếu thuốc lá. Anh ấy là một chàng trai trẻ có lẽ chừng 25 tuổi. Anh có một khuôn mặt hẹp, đầy vẻ sợ hãi. Ba đứa bé người Hoa đang ở trần chơi đùa trong cát bụi của đường phố trước những hàng rào kẽm gai. Một người phụ nữ trong chiếc áo dài màu đen dừng lại để xem chúng. Trời sắp mưa. Mặt trời chiếu những tia nắng của cái ngày nóng ẩm xuống quang cảnh đó. Thiên nhiên thở chậm rãi hơn vào giờ này.

Một nam thiếu niên có lẽ chừng 17 tuổi đứng cách đó vài trăm mét tại một góc đường với một con đường phụ. Có một chiếc xe đạp dựa vào tường nhà, rỉ sét, có lẽ đã từng được sơn màu kim loại. Một cái gói nhỏ lủng lẳng ở yên xe. Thiếu niên này đang đứng chờ. Em ấy chờ đợi điều gì? Em trông có vẻ căng thẳng và bồn chồn và sờ soạng tay lái chiếc xe đạp.

Ngày 9 tháng 1 năm 1952: Đây là cảnh quảng trường trước nhà hát Sài Gòn sau khi bị Việt Minh khủng bố bằng một trái bom gài trong thùng một chiếc xe tải. Nơi đây vốn dĩ luôn đông người qua lại, hậu quả của việc khủng bố này là một người đàn ông bị thổi bay đôi chân (trên hình). Người tài xế xe tải chết tại chỗ, chiếc Jeep mui vải bị cháy lan sau khi hứng chịu vụ nổ từ chiếc xe tải và kéo theo hàng loạt xe khác cháy theo khiến hơn 10 người thiệt mạng. 2 phút sau đó, một vụ nổ khác xảy ra ngay Tòa Thị Chính, đánh dấu sự trở lại và gia tăng bạo động của Việt Minh.

Ngày 9 tháng 1 năm 1952:
Đây là cảnh quảng trường trước nhà hát Sài Gòn sau khi bị Việt Minh khủng bố bằng một trái bom gài trong thùng một chiếc xe tải.
Nơi đây vốn dĩ luôn đông người qua lại, hậu quả của việc khủng bố này là một người đàn ông bị thổi bay đôi chân (trên hình).
Người tài xế xe tải chết tại chỗ, chiếc Jeep mui vải bị cháy lan sau khi hứng chịu vụ nổ từ chiếc xe tải và kéo theo hàng loạt xe khác cháy theo khiến hơn 10 người thiệt mạng.
2 phút sau đó, một vụ nổ khác xảy ra ngay Tòa Thị Chính, đánh dấu sự trở lại và gia tăng bạo động của Việt Minh.

Tiếp tục đọc

Trung Quốc trong Chiến tranh Việt Nam

Trung Quốc trong Chiến tranh Việt Nam

Trung Quốc trong Chiến tranh Việt Nam

Cuộc chiến Việt Nam không chỉ là cuộc chiến “ủy nhiệm” của Mỹ. Những lập luận và cách giải thích quen thuộc cùn mòn về cái gọi là “lý thuyết domino” là không đầy đủ khi nói đến bản chất cuộc chiến. Tìm hiểu quá trình can dự Trung Quốc, với sự cầu cạnh chủ động của Bắc Việt, mới có thể có thêm cái nhìn rõ hơn về cuộc xung đột này.

Một bài báo Washington Post, đề ngày 17-5-1989, viết: “Hôm nay, Trung Quốc đã thừa nhận họ đưa 320.000 quân vào (Bắc) Việt Nam”, và “viện trợ hơn 20 tỷ USD để ủng hộ quân đội chính quy Bắc Việt và du kích Việt Cộng”. Bài báo cho biết thêm, trong thời gian chiến tranh, có những báo cáo tình báo Mỹ cho biết nhiều đơn vị tác chiến Mỹ đã phát hiện lính vận quân phục Trung Quốc và mang phù hiệu quân đội Trung Quốc nhưng Bắc Kinh lúc đó luôn phủ nhận.

Tiếp tục đọc