“Việc gì cũng cần phải có thời gian”

THIẾU TƯỚNG TRẦN CÔNG MÂN ( Bắc Việt)

Tỉnh Phước Long được giải phóng vào đầu năm 1975. Sau khi giải phóng, cuộc tiến công Phước Long đã đặt cho chúng tôi hai hậu quả có thể xảy ra: Hoặc tỉnh này sẽ bị chiếm lại, hoặc sẽ mãi mãi nằm trong tay chúng tôi. Và chính đây là cuộc thử nghiệm đầu tiên của bộ đội chúng tôi nhằm đo lường tình thế miền Nam.

Tướng Trần Công Mân (người ngồi đầu tiên, bên trái) thăm Thông tấn xã Giải phóng tại Mặt trận Tây Nguyên (tháng 4-1974).

Để lấy lại Phước Long, chính quyền Nam Việt Nam cần phải có viện trợ quân sự cao độ của chính phủ Mỹ, nhưng chúng tôi nghĩ việc ấy không xảy ra, vì cuộc tiến công đã được thi hành sau vụ Watergate, lúc ấy đã có những dấu hiệu rõ rệt cho thấy công chúng Mỹ chán ngán chiến tranh rồi, quốc hội Mỹ đã bắt đầu lãnh đạm với Việt Nam rồi.

Muốn thắng một cuộc chiến, người ta cần hiểu đối phương, cần hiểu chính quyền họ. Có thể những người thiết lập kế hoạch ở Hà Nội không có đầy đủ chi tiết hơn về sự vận hành của người Mỹ, nhưng với mô thức tổng quát mà chúng tôi đã thấy, đã hiểu, thì chúng tôi biết khá rõ về thái độ người Mỹ, do đó có thể dự tính về họ được.

Tiếp tục đọc

“Có một căn bệnh”

CHUẨN TƯỚNG LÝ TÒNG BÁ (Tư lệnh Sư đoàn 25 QĐVNCH)

Tôi sinh năm 1931 tại miền Nam Việt Nam. Tốt nghiệp võ bị Đà Lạt, trở thành sĩ quan quân đội kể từ 1952. Với cấp bực thiếu úy, tôi đã phục vụ một năm tại vùng châu thổ sông Hồng.

Năm 1975, tôi là chuẩn tướng Tư lệnh Sư đoàn 25 Quân đội Việt Nam Cộng Hoà tại Củ Chi. Trước, tôi từng là Tư lệnh Thiết giáp. Kể từ cuối năm 1974, tôi được yêu cầu chỉ huy Sư đoàn 25. Tôi đã điều động sư đoàn này trong thời gian năm tháng. Khi xảy cuộc tấn công Ban Mê Thuột, tôi đang hành quân bình định tại vùng Bắc Tây Ninh. Tại đây chúng tôi đã bị lực lượng Cộng sản cố cầm chân.

Khi nghe tin cao nguyên triệt thoái, tôi biết việc này sẽ gây vấn đề lớn. Tôi tưởng sau đó quân đội sẽ củng cố lực lượng quay vòng trở lại, hoặc sẽ thiết lập một chiến tuyến tại một địa điểm nào. Nhưng không có chuyện gì. Không quay trở lại. Cũng chẳng đánh chác. Tôi không rõ việc gì đã xảy ra như vậy.

Lúc ấy chúng tôi đang đương đầu với Sư đoàn 9 của quân đội Bắc Việt gần Củ Chi. Họ đang cố đẩy quân xuống Sàigòn bằng quốc lộ số 1. Binh sĩ tôi đã tận lực chiến đấu. Cuối tháng ba, chúng tôi đụng địch ở Truong Mit. Chúng tôi tổn thất hơn 400 sinh mạng trong một trận ác liệt, nhưng không một ai bỏ chạy.

Tiếp tục đọc

“Nhấm nháp sâm-banh, ngắm nhìn cuộc chiến.”

DIANE GUNSUL (Nữ nhân viên văn phòng Tùy viên Quân sự tại Biên Hoà)

Cuối thập niên 60, tôi là một thành viên hoạt động cho phong trào phản chiến tại Hoa Thịnh Đốn. Tôi đã tổ chức nhiều cuộc biểu tình phản chiến tại toà nhà quốc hội. Tôi đã tham gia nhiều buổi tuần hành, xuống đường – Tôi không bao giờ nghĩ quân đội Mỹ nên tham chiến ở Việt Nam. Nhiều người như tôi đã tin tưởng rằng chúng ta không nên gửi thanh niên sang bên ấy để rồi bị sát hại chỉ vì một cuộc nội chiến. Tin tưởng như thế không có nghĩa là chúng tôi thiên Cộng.

Ngày 29 tháng Ba năm 1973, có tin từ Việt Nam cho biết quân đội Mỹ đang rời khỏi xứ. Người ta đang cần tuyển nhân viên dân sự sang giúp việc cho các nhóm cố vấn. Vì lẽ tôi đã từng kịch liệt chống chiến tranh, tôi tự nhủ “Ờ, họ thường sỉ vả là mình cóc biết gì, vì mình chưa bao giờ ở đấy. Vậy thây kệ, thử xin đi cho biết.” Tôi nạp đơn. Có hai mươi lăm người xin việc, và tôi được tuyển. Tôi đến Việt Nam ngày 2 tháng Tư, 1973. Quân đội đã triệt thoái ngày 29 tháng Ba. Khi tôi vừa đến sở làm tại Biên Hoà thì một quân nhân Mỹ bật đứng dậy, bước ra khỏi văn phòng, hãy còn để lại trên cái gạt tàn thuốc một điếu xì gà. Mọi sự tưởng chừng như anh ta sẽ còn quay trở lại. Người ta nhặt vội túi hành trang rồi ra đi. Tôi thấy hơi sờ sợ vì có chuyện kỳ cục.

Tiếp tục đọc

“Chúng tôi là một đoàn quân chiến bại.”

THOMAS POLGAR (Chỉ huy Trung ương Tình báo Mỹ tại Việt Nam)

Hiểu ý định địch quân không khó vì Bắc Việt không giữ bí mật phương hướng, đường lối. Họ thường cho cán bộ học tập kỹ lưỡng cả đến những chi tiết đáng ngạc nhiên về những gì họ làm, hơi giống kiểu Hitler và cuốn Mein Kampf. Họ thường nói trước những gì họ sẽ làm, chúng ta thường không tin những gì họ đã nói. Còn chính sách Hoa Kỳ thì đơn giản là không đáp ứng những tin tình báo mà chúng tôi thu lượm.

Xin đưa thí dụ: Mùa thu 1974, chúng tôi tìm ra được những báo cáo của Hà Nội nói Nixon đã đổ, chúng ta sẽ chơi một trận cầu mới, chúng ta sẽ có nhiều thử nghiệm trong phạm vi quân sự. Tôi xem các tài liệu này rất hệ trọng. Bắt đầu vào tháng 10, 1974, khi tìm được phương án hoạt động 75, tôi lái xe xuống Biên Hoà nói chuyện với viên Trưởng Nhiệm sở Tình báo vùng, nơi họ bắt được phương án này, chúng tôi đã bàn thảo và đi đến kết luận: Cái giọng trong văn kiện này tương đồng khủng khiếp với cái giọng của tập tài liệu 90 nguyên tắc chỉ đạo do Trung ương cục miền Nam đưa ra vài tháng trước cuộc tổng công kích 1972.

Tiếp tục đọc

“Ông ấy là Tướng, ông ấy ở lại…”

Trích từ “Nước mắt trước cơn mưa”Larry EngelmannNguyễn Bá Trạc dịch

HUỆ THU (Dạy học)

Năm 1975 tôi sống ở Saigon, dạy Anh văn. Có một số học trò đến học tại nhà. Rất nhiều người đã đến tận nhà học tiếng Anh, tiếng Pháp.

Tôi không phải là con người chính trị nên tôi rất ngạc nhiên trước các biến cố 1975. Ngày 25 tháng Tư, có một người bạn Mỹ tên Jim Bradley bảo tôi phải ra khỏi Saigon cho nhanh, chúng tôi sắp thua đến nơi. Nhưng tôi không tin.

Đến khi chứng kiến việc người ta bắt đầu di tản cô nhi và trẻ con, tôi vẫn muốn ở lại. Cách suy nghĩ của tôi bấy giờ là: Dẫu Cộng sản có đến chăng nữa, chúng tôi vẫn còn nhà cửa và ít tiền bạc trong gia đình. Cha mẹ tôi đã mất, nhưng tôi còn có cái khách sạn với một tiệm ăn ở Đà Lạt, hai căn nhà ở Saigon. Tôi nghĩ mình có khá nhiều tiền trong ngân hàng, nhưng tiền mặt thì không. Làm sao đi với hai bàn tay trắng? Cho nên cứ ở lại đợi xem.

Tôi sẽ cố thu xếp ít tiền, rồi có lẽ dăm ba tháng sau khi họ vào, nếu không thích thì đi.

Quốc trưởng Thiệu và Thủ tướng Kỳ vào ngày 19/06/1966 (Ngày Quân lực Việt Nam Cộng Hòa)
Quốc trưởng Thiệu và Thủ tướng Kỳ vào ngày 19/06/1966 (Ngày Quân lực Việt Nam Cộng Hòa)
Tiếp tục đọc