50 năm Vụ án “Xét lại chống Đảng” (hết)

Hòa hoãn với Liên Xô

Khrushchev

Khrushchev

Tháng 10 năm 1964, Hà Nội nhẹ nhỏm khi Khrushchev bị lật đổ, Brezhnev nắm lấy chức vụ bí thư thứ nhất. Khrushchev, bị Hà Nội gọi bằng “thằng đầu trọc”, đã trở thành tên xấu xa trong thời của chiến dịch chống chủ nghĩa xét lại. Vì chính sách chung sống hòa bình của ông mà hàng chục năm sau này Khrushchev vẫn còn bị nhiều lãnh đạo chính trị Việt Nam như Tố Hữu căm ghét không che giấu.

Nhưng còn quan trọng hơn lần lật đổ Khrushchev là tình hình chiến tranh leo thang ở Việt Nam. Tháng 3 năm 1965, tổng thống Hoa Kỳ Johnson tiến hành chiến tranh ném bom miền Bắc có hệ thống và đồng thời với cuộc chiến tranh ném bom, những đơn vị đầu tiên của quân đội mặt đất Hoa Kỳ đổ bộ lên bãi biển Đà Nẵng. Giới lãnh đạo Bắc Việt Nam bây giờ nhận ra rằng họ cần phải dựa vào sự giúp đỡ của Liên Xô để nhận được vũ khí tối tân.

Tiếp tục đọc

50 năm Vụ án “Xét lại chống Đảng” (phần 1)

Phan Ba

Bối cảnh lịch sử

Sau khi Stalin qua đời năm 1953, Nikita Khrushchev lên nắm chức vụ bí thư thứ nhất của Đảng Cộng sản Liên xô. Tại Đại hội lần thứ 22 của Đảng, Khrushchev đọc bài diễn văn phê phán việc sùng bái cá nhân Stalin (“Về sùng bái cá nhân và những hậu quả của nó”). Nguyên tắc “chung sống hòa bình” bắt đầu xuất hiện trong các bài diễn văn của Khrushchev từ 1955. Ông tuyên bố rằng, mục tiêu bây giờ là chiến thắng chủ nghĩa tư bản trước hết bằng kinh tế và rồi bắt đầu thực hiện một loạt cải cách.

Ông Hoàng Minh Chính suốt đời kêu gọi đấu tranh và đã nhiều lần bị cầm tù

Ông Hoàng Minh Chính suốt đời kêu gọi đấu tranh và đã nhiều lần bị cầm tù

Các ý tưởng mới này của Liên Xô thâm nhập về Việt Nam qua nhiều đường. Hàng trăm sinh viên Việt Nam đã được gửi qua Liên Xô học bắt đầu từ năm 1954 và ít nhiều đều chịu ảnh hưởng của làn gió mới trên chính trường Xô viết. Một trong những người này là Hoàng Minh Chính, học tại trường Đảng ở Moscow từ 1957 đến 1960. Bên cạnh đó là giới trí thức trong nước ở miền Bắc. Tuy người dân miền Bắc, theo thông tín viên Đông Đức Kapfenberger, “…thuộc trong số những người dân được thông tin tồi tệ nhất…”[1], nhưng giới trí thức thông thạo tiếng Pháp và tiếng Nga vẫn còn có thể tiếp cận được với báo chí tiếng Nga và tiếng Pháp xuất bản từ Liên xô. Một nguồn thông tin khác là văn phòng của Thông tấn xã Liên xô tại Hà Nội mà người Việt vào thời gian đó vẫn còn có thể ra vào tương đối không bị cản trở. Thêm nữa, người Việt còn có thể tiếp xúc thường xuyên và tương đối tự do với một số người nước ngoài như với người Đức Erwin Bochers, người Pháp Albert Clavier. Đặc biệt Erwin Bochers và thông tín viên Đông Đức sau này Pommerening đều thường xuyên tiếp xúc với nhiều người như với Lê Liêm, Vũ Đình Huỳnh, Dương Bạch Mai và Phạm Viết. (Sau này chính Bochers cũng bị nghi ngờ là thuộc “thành phần xét lại”, Lê Liêm  bị cách chức và bị quản thúc tại gia, Dương Bạch Mai chết trong hoàn cảnh hết sức đáng ngờ năm 1964, còn Vũ Đình Huỳnh và Phạm Viết thì bị bắt năm 1967. Phạm Viết chết trong tù năm 1971.)

Tiếp tục đọc

Vũ Thư Hiên: Vì lịch sử và công lý, chúng tôi lên tiếng

Hàng ngồi từ trái sang: Ông Võ Chí Công, Nguyễn Văn Linh, Lê Đức Thọ, Phạm Văn Đồng, Đỗ Mười.

Hàng ngồi từ trái sang: Ông Võ Chí Công, Nguyễn Văn Linh, Lê Đức Thọ, Phạm Văn Đồng, Đỗ Mười.

Chúng tôi, những nạn nhân còn sống và thân nhân những nạn nhân đã qua đời trong một vụ án không được xét xử cách nay vừa tròn 50 năm được gọi tắt là “Vụ án Xét lại chống Đảng”, một lần nữa phải lên tiếng vì sự thật và công lý, vì lương tâm và nghĩa vụ, vì một đất nước thượng tôn pháp luật.

Tiếp tục đọc

Quân đội cộng sản

Vào lúc ban đầu, người Bắc Việt và MTDTGP hầu như không có thứ gì để có thể đối đầu được với quân đội Mỹ và hỏa lực chiếm ưu thế của họ. Hàng ngàn du kích quân và lính chính quy đã thiệt mạng trong những trận chiến đấu vào nửa sau của năm 1965. Tuy là người Bắc Việt và MTDTGP có thể đương đầu với người Mỹ về số quân. Bắt đầu từ giữa 1966, tất cả những người Bắc Việt có khả năng thi hành nghĩa vụ quân sự từ 18 tới 25 đều bị gọi nhập ngũ, và quân số được tăng từ 250.000 lên 400.000. Qua đó, điều mà những người phê phán việc đóng quân luôn cảnh báo đã thành sự thật: song song với vcông cuộc xây dựng sự hiện diện của quân đội Mỹ, các đơn vị chính quy cũng tăng cường thâm nhập vào miền Nam. Có cho tới 5000 người thâm nhập hàng tháng qua con Đường mòn Hồ Chí Minh vào miền Nam kể từ nửa sau của 1965. Năm 1966, toàn bộ lực lượng của quân đội cộng sản chiến đấu ở miền Nam là vào khoảng 200.000. Cho tới 1972, con số này tăng lên tới 280.000 người; cộng thêm vào đó là tròn 120.000 du kích quân hoạt động tại địa phương. Thế nhưng chiến lược của vị tướng chỉ huy ở miền Nam, tướng Nguyễn Chí Thanh, đã lộ ra là một chiến lược mang lại quá nhiều tổn thất. Chỉ với tinh thần chiến đấu và ý muốn ra trận thì quân đội cộng sản ít có thể làm gì được để chống lại quân đội Mỹ. Nếu như MTDTGP không muốn mất thế chủ động, cái mà họ đã có trong tất cả những năm vừa qua, thì họ phải thay đổi chiến thuật của họ để phù hợp với những điều kiện đã thay đổ của cuộc chiến người Mỹ.

Tướng Nguyễn Chí Thanh

Tướng Nguyễn Chí Thanh

Tiếp tục đọc

VNDCCH, cuộc chiến ở miền Nam và thế giới cộng sản

Với cuộc không kích của Mỹ vào các căn cứ hải quân Bắc Việt Nam và lần Quốc Hội thông qua “Nghị quyết vịnh Bắc bộ”, chiến lược cho tới lúc đó của Hà Nội, tránh một đối đầu trực tiếp với Hoa Kỳ, đã thất bại. Quan điểm sắp được thay đổi, điều này được Thủ tướng Phạm Văn Đồng tuyên bố một tuần sau các sự kiện đó. Vì Hoa Kỳ rõ ràng cho rằng cần thiết phải “mang chiến tranh ra miền Bắc, để tìm thấy một lối thoát ra khỏi ngõ cụt trong miền Nam”, Hà Nội sẽ chấm dứt thái độ kiềm chế cho tới nay. Ông tự tin nói với nhà đàm phán người Canada Seaborn: “Chúng tôi sẽ chiến thắng”.[1]

Trong những năm vừa rồi, Hà Nội tiến hành một đường lối linh hoạt và cẩn trọng đối với cuộc nội chiến trong miền Nam. Sự thận trọng này phản ánh các đánh giá khác nhau trong giới lãnh đạo Bắc Việt Nam về diễn tiến của cuộc chiến trong miền Nam và về vai trò của Hoa Kỳ. Nhưng nó cũng có liên quan tới đường lối của các cường quốc cộng sản.

Cầu Hiền Lương 1961. Hình: Howard Sochurek

Cầu Hiền Lương 1961. Hình: Howard Sochurek

Tiếp tục đọc