50 năm Vụ án “Xét lại chống Đảng” (hết)

Hòa hoãn với Liên Xô

Khrushchev

Khrushchev

Tháng 10 năm 1964, Hà Nội nhẹ nhỏm khi Khrushchev bị lật đổ, Brezhnev nắm lấy chức vụ bí thư thứ nhất. Khrushchev, bị Hà Nội gọi bằng “thằng đầu trọc”, đã trở thành tên xấu xa trong thời của chiến dịch chống chủ nghĩa xét lại. Vì chính sách chung sống hòa bình của ông mà hàng chục năm sau này Khrushchev vẫn còn bị nhiều lãnh đạo chính trị Việt Nam như Tố Hữu căm ghét không che giấu.

Nhưng còn quan trọng hơn lần lật đổ Khrushchev là tình hình chiến tranh leo thang ở Việt Nam. Tháng 3 năm 1965, tổng thống Hoa Kỳ Johnson tiến hành chiến tranh ném bom miền Bắc có hệ thống và đồng thời với cuộc chiến tranh ném bom, những đơn vị đầu tiên của quân đội mặt đất Hoa Kỳ đổ bộ lên bãi biển Đà Nẵng. Giới lãnh đạo Bắc Việt Nam bây giờ nhận ra rằng họ cần phải dựa vào sự giúp đỡ của Liên Xô để nhận được vũ khí tối tân.

Tiếp tục đọc

50 năm Vụ án “Xét lại chống Đảng” (phần 1)

Phan Ba

Bối cảnh lịch sử

Sau khi Stalin qua đời năm 1953, Nikita Khrushchev lên nắm chức vụ bí thư thứ nhất của Đảng Cộng sản Liên xô. Tại Đại hội lần thứ 22 của Đảng, Khrushchev đọc bài diễn văn phê phán việc sùng bái cá nhân Stalin (“Về sùng bái cá nhân và những hậu quả của nó”). Nguyên tắc “chung sống hòa bình” bắt đầu xuất hiện trong các bài diễn văn của Khrushchev từ 1955. Ông tuyên bố rằng, mục tiêu bây giờ là chiến thắng chủ nghĩa tư bản trước hết bằng kinh tế và rồi bắt đầu thực hiện một loạt cải cách.

Ông Hoàng Minh Chính suốt đời kêu gọi đấu tranh và đã nhiều lần bị cầm tù

Ông Hoàng Minh Chính suốt đời kêu gọi đấu tranh và đã nhiều lần bị cầm tù

Các ý tưởng mới này của Liên Xô thâm nhập về Việt Nam qua nhiều đường. Hàng trăm sinh viên Việt Nam đã được gửi qua Liên Xô học bắt đầu từ năm 1954 và ít nhiều đều chịu ảnh hưởng của làn gió mới trên chính trường Xô viết. Một trong những người này là Hoàng Minh Chính, học tại trường Đảng ở Moscow từ 1957 đến 1960. Bên cạnh đó là giới trí thức trong nước ở miền Bắc. Tuy người dân miền Bắc, theo thông tín viên Đông Đức Kapfenberger, “…thuộc trong số những người dân được thông tin tồi tệ nhất…”[1], nhưng giới trí thức thông thạo tiếng Pháp và tiếng Nga vẫn còn có thể tiếp cận được với báo chí tiếng Nga và tiếng Pháp xuất bản từ Liên xô. Một nguồn thông tin khác là văn phòng của Thông tấn xã Liên xô tại Hà Nội mà người Việt vào thời gian đó vẫn còn có thể ra vào tương đối không bị cản trở. Thêm nữa, người Việt còn có thể tiếp xúc thường xuyên và tương đối tự do với một số người nước ngoài như với người Đức Erwin Bochers, người Pháp Albert Clavier. Đặc biệt Erwin Bochers và thông tín viên Đông Đức sau này Pommerening đều thường xuyên tiếp xúc với nhiều người như với Lê Liêm, Vũ Đình Huỳnh, Dương Bạch Mai và Phạm Viết. (Sau này chính Bochers cũng bị nghi ngờ là thuộc “thành phần xét lại”, Lê Liêm  bị cách chức và bị quản thúc tại gia, Dương Bạch Mai chết trong hoàn cảnh hết sức đáng ngờ năm 1964, còn Vũ Đình Huỳnh và Phạm Viết thì bị bắt năm 1967. Phạm Viết chết trong tù năm 1971.)

Tiếp tục đọc

Mặc Lâm: Vụ án Xét lại chống đảng

Khi tượng đài bị đạp đổ

Chủ tịch Hội đồng Liên bang Xô viết Nikolai Kosygin (bên phải), Chủ tịch Đảng lao động Việt Nam Đảng Hồ Chí Minh (giữa) và Thủ tướng Việt Nam Dân chủ Phạm Văn Đồng (phải) tại Hà Nội ngày 06/02/1965.

Chủ tịch Hội đồng Liên bang Xô viết Nikolai Kosygin (bên phải), Chủ tịch Đảng lao động Việt Nam Đảng Hồ Chí Minh (giữa) và Thủ tướng Việt Nam Dân chủ Phạm Văn Đồng (phải) tại Hà Nội ngày 06/02/1965.

Cho tới nay vụ án mang tên “Xét lại chống đảng” vẫn chưa bao giờ được chính thức nhìn nhận trong hệ thống chính trị Việt Nam mặc dù gần ba trăm nạn nhân của nó đã lên tiếng bằng nhiều cách.

Mặc Lâm tìm hiểu hồ sơ vụ án qua lời kể của nhân chứng, nạn nhân trực tiếp trong vụ án này nhằm soi rọi phần nào các oan khuất mà chế độ vẫn cố che dấu. Loạt bài được chia làm 4 phần, phần thứ nhất mang tên: Khi tượng đài bị đạp đổ.

Tiếp tục đọc

Trung Quốc trong Chiến tranh Việt Nam

Trung Quốc trong Chiến tranh Việt Nam

Trung Quốc trong Chiến tranh Việt Nam

Cuộc chiến Việt Nam không chỉ là cuộc chiến “ủy nhiệm” của Mỹ. Những lập luận và cách giải thích quen thuộc cùn mòn về cái gọi là “lý thuyết domino” là không đầy đủ khi nói đến bản chất cuộc chiến. Tìm hiểu quá trình can dự Trung Quốc, với sự cầu cạnh chủ động của Bắc Việt, mới có thể có thêm cái nhìn rõ hơn về cuộc xung đột này.

Một bài báo Washington Post, đề ngày 17-5-1989, viết: “Hôm nay, Trung Quốc đã thừa nhận họ đưa 320.000 quân vào (Bắc) Việt Nam”, và “viện trợ hơn 20 tỷ USD để ủng hộ quân đội chính quy Bắc Việt và du kích Việt Cộng”. Bài báo cho biết thêm, trong thời gian chiến tranh, có những báo cáo tình báo Mỹ cho biết nhiều đơn vị tác chiến Mỹ đã phát hiện lính vận quân phục Trung Quốc và mang phù hiệu quân đội Trung Quốc nhưng Bắc Kinh lúc đó luôn phủ nhận.

Tiếp tục đọc

Tướng Giáp, tài năng và số phận

VOA – Bộ phim tài liệu The Vietnam War của hai đạo diễn Ken Burns và Lynn Novick vừa được trình chiếu rộng rãi từ trung tuần tháng Chín. Có nhiều tin tức nói rằng Hà Nội không hài lòng với nội dung phim. Một trong các lý do là vì nhắc đến vai trò của Tổng bí thư Lê Duẩn, lấn át ông Hồ Chí Minh và Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Ông Giáp mất ngày 4 tháng 10, 2013, ở tuổi 103. Sau đây là bài viết của nhà báo Bùi Tín, người từng có nhiều dịp gần gũi với tướng Giáp, nhân dịp công chiếu The Vietnam War.

***

Tướng Giáp đã đi vào huyền thoại trong lịch sử Việt Nam, trong lịch sử chiến tranh của thế giới. Đã có những bản tiểu sử chính thức của ông.

Cũng có những tin tức thêu dệt về ông, ví dụ có những bài báo, cuốn sách trong nước viết rằng ông từng được Hội đồng Hoàng gia Anh Quốc tuyên dương là một trong 10 thiên tài quân sự thế giới, được đúc tượng đặt trong bảo tàng quân sự Anh quốc. Tôi đã sang London, tìm hiểu, đây chỉ là tin vịt không có thật, nhưng bộ máy tuyên truyền của CHXHCN Việt Nam không hề cải chính.

Vậy tướng Giáp là con người ra sao trong cái cơ chế chính trị Việt Nam do đảng Cộng sản lãnh đạo theo chế độ toàn trị?

Tướng Giáp trong một lần tiếp cựu Bộ Trưởng Quốc Phòng Hoa Kỳ, Robert McNamara.

Tướng Giáp trong một lần tiếp cựu Bộ Trưởng Quốc Phòng Hoa Kỳ, Robert McNamara.

Tiếp tục đọc