Hồi ký Lê Phú Khải – Bản đầy đủ (kỳ 43)

Chương Tám

Người cùng thời

Chú Bảy Trân

Lời Ai Điếu

Như tôi đã nói ở đầu tập hồi ký này, Bảy Trân (Nguyễn Văn Trân) là một người cộng sản hiếm có, nói sao làm vậy. Ông là con một điền chủ ở Nam Bộ, cha chết sớm, ở với chú. Năm 15 tuổi đã sang Pháp học đến tú tài rồi đi hoạt động cách mạng, qua Liên Xô học trường Đảng cao cấp, quay lại Pháp, rồi về Việt Nam hoạt động. Ông kể với tôi: “Tao về Việt Nam năm 1930 theo một tàu thủy chở khách từ Marseille về Sài Gòn, do một thiếu tá Pháp đảng viên đảng Cộng Sản Pháp làm thuyền trưởng. Ông thiếu tá này giấu tao dưới boong tàu, hằng ngày cho người đem thức ăn xuống. Ông dặn: Ăn xong thì ỉa vào bát và ném xuống biển để khỏi lộ. Cứ thế tao sống một tháng dưới boong tàu cho đến khi về đến Sài Gòn. Lúc lên bờ, mật thám Tây, Ta giăng kín trên bến. Nhưng ông thiếu tá cùng tao sóng đôi, vừa đi vừa nói chuyện nên qua được vòng vây mật thám. Tiễn tao đi một đoạn xa thì ông mới quay lại.”

Tiếp tục đọc

Hồi ký Lê Phú Khải – Bản đầy đủ (kỳ 22)

Lời Ai Điếu

Lời Ai Điếu

Sống hòa mình với xã hội, tôi thu lượm được nhiều kiến thức thực tế, đặc biệt là lời ăn tiếng nói, ngôn ngữ của người dân Nam Bộ. Điều này rất cần cho một người cầm bút. Đặc biệt là viết “Câu chuyện truyền thanh” cho đài phát thanh, một thể tài hấp dẫn nhưng khó viết nhất. Vì, câu chuyện truyền thanh là một vở kịch của báo nói. Nó vừa phải truyền tải những vấn đề thời sự nóng hổi của cuộc sống, vừa có tính văn nghệ của một vở kịch nhỏ. Các nhân vật của câu chuyện truyền thanh phải nói tiếng nói của tác giả. Vì vậy tác giả phải có vốn sống. Cuốn sổ tay của tôi luôn được giở ra để ghi chép “lời lẽ các nhân vật”. Nhà báo Phan Quang trong cuốn “Đồng bằng sông Cửu Long”, xuất bản sau năm 1975 được tái bản nhiều lần đã có một nhận xét tinh tế: người Việt Nam từ đầu đến cuối đất nước, sống cách xa nhau hai nghìn cây số, nhưng Bắc Nam thoạt gặp đã dễ dàng nghe tiếng nói của nhau. Cùng một cội nguồn, cùng một ngôn ngữ dân tộc như vậy là lẽ đương nhiên. Không những ngữ pháp không thay đổi, từ vị thống nhất mà tôi còn ghi nhận một chi tiết hay hay: người Bắc và người Nam chi nhau hai phần của một từ kép, khi thì phần trước, khi thì phần sau. Chẳng hạn: dơ bẩn, dư thừa, kêu gọi, sợ hãi, chà xát, hay biết… người Nam dùng phần đầu. Ngược lại trong thóc lúa, lanh lẹ, nóng nực, dẫm đạp, đón rước, lừa gạt… người Nam lại lĩnh phần sau (Đồng bằng sông Cửu Long. Nhà xuất bản Trẻ, tr. 412).

Tiếp tục đọc