Hồi ký Lê Phú Khải – Bản đầy đủ (kỳ 60)

Chương 10

Cuộc biểu tình ngày 09.12.2012

Tôi rời nhà lúc 06 giờ 30 phút. Đến bến xe bus đường Cộng Hòa tuyến chợ Bến Thành lúc 07 giờ kém 15 phút. Chờ mãi không thấy nhà văn Phạm Đình Trọng đến như đã hẹn, nên đành phải đi trước.

Xuống xe ở dinh Thống Nhất, tôi đi về phía Nhà Hát Lớn thành phố trong tâm trạng hồi hộp. Đây là lần thứ mấy không nhớ, đi biểu tình lần này có về không như các lần trước?

Biểu tình ngày 09 tháng 12 năm 2012

Biểu tình ngày 09 tháng 12 năm 2012

Tiếp tục đọc

Hồi ký Lê Phú Khải – Bản đầy đủ (kỳ 59)

Những Gương Mặt Trẻ

Bên cạnh những nhà đấu tranh cho dân chủ cùng thế hệ với tôi mà đa số đã ở tuổi “xưa nay hiếm”, gần đất xa trời, đã xuất hiện một lớp trẻ ngày càng đông đảo. Đó là những Vi Đức Hồi, Phạm Hồng Sơn, Cù Huy Hà Vũ, Nguyễn Bắc Truyền, Lê Thị Công Nhân, Nguyễn Văn Hải (Điếu Cày), Tạ Phong Tần, Nguyễn Tiến Trung, Trần Huỳnh Duy Thức, Nguyễn Văn Đài, Trương Minh Đức, Bùi Thanh Hiếu (Người Buôn Gió), Nguyễn Ngọc Như Quỳnh (Mê Gấu Nấm), Huỳnh Thục Vi, Nguyễn Hoàng Vi, Bùi Thị Minh Hằng, Nguyễn Xuân Diện, Vũ Mạnh Hùng, Vũ Hùng, Nguyễn Xuân Nghĩa, Ngô Quỳnh, Phạm Thanh Nghiên, Đặng Bích Phượng, Nguyễn Lân Thắng, Phạm Đoan Trang, Lê Quốc Quân, Đỗ Thị Minh Hạnh, Nguyễn Phương Uyên, Đinh Nguyên Kha. Vì đấu tranh cho dân chủ, nhiều người trong số họ đã bị Nhà nước độc tài đảng trị bỏ tù.

Bùi Thị Minh Hằng trong một cuộc biểu tình

Bùi Thị Minh Hằng trong một cuộc biểu tình

Đôi ba người trong số họ tôi đã tiếp xúc. Có người tìm đến thăm tôi tại nhà riêng của tôi ở Sài Gòn như Người Buôn Gió, Phạm Hồng Sơn. Có người tôi tự tìm đến nhà họ như Lê Thị Công Nhân. Tôi biết những người bạn trẻ mới mẻ này hoàn toàn nhờ mạng internet. Như mối lương duyên của tôi với anh bạn trẻ Người Buôn Gió Bùi Văn Hiếu. Năm 2010 tôi làm bài thơ “Anh không về đại lễ đại lễ đâu em” đăng trên Bauxitevn. Người Buôn Gió có bài thơ họa lại rất hay. Ít ngày sau gió vô Sài Gòn tìm đến tôi.

Tiếp tục đọc

Hồi ký Lê Phú Khải – Bản đầy đủ (kỳ 58)

Nghĩ suy từ Ấn Độ. Thư ngỏ gửi thủ tướng. Ăn mày dĩ vãng. Thông báo từ bỏ đảng. Nỗi ngán ngẩm thường ngày. Nỗi đau dân chủ. Kiêu binh thời đảng trị. Không thể đi ngược ý chí nhân dân. Dấu ấn. Không còn mùa thu. Ngước nhìn Quốc hội. Thưa chuyện với công cụ bảo lực chuyên chính vô sản. Đi xa nhìn về. Ông thủ tướng khinh trí tuệ, trọng bạo lực. Bi kịch Việt Nam. Thông điệp tháng tám… Đó là tên những bài chính luận của nhà văn Phạm Đình Trọng tôi nhớ chưa được đầy đủ.

Mỗi bài viết đó là một cáo trạng đanh thép không thể chối cãi về sai lầm và tội ác của đảng Cộng sản Việt Nam đối với dân tộc Việt Nam, về dã tâm thí bỏ lợi ích dân tộc Việt Nam, mang lợi ích dân tộc Việt Nam đổi lấy sự tồn tại của đảng Cộng sản Việt Nam, đưa Việt Nam vào vòng nô lệ tổng cộng đổi lấy sự bảo kê của Trung Cộng để duy trì sự độc quyền cai trị đất nước của một đảng tham nhũng và mất lòng dân. Từ những bài viết đó, người đọc còn cay đắng nhận ra rằng: giành độc lập bằng bạo lực cách mạng vô sản do đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo thì Việt Nam chỉ có một nền độc lập không trọn vẹn lại phải trả bằng giá máu quá đắt, phải trả bằng vết thương chia rẽ, ly tán dân tộc và ly tán dân tộc Việt Nam còn mãi mãi rỉ máu khi còn sự thống trị của đảng Cộng sản Việt Nam.

Nhà văn Phạm Đình Trọng xuống đường biểu tình chống Trung Quốc vào ngày 11/5/2014

Nhà văn Phạm Đình Trọng xuống đường biểu tình chống Trung Quốc vào ngày 11/5/2014

Tiếp tục đọc

Hồi ký Lê Phú Khải – Bản đầy đủ (kỳ 57)

Nhà văn Phạm Đình Trọng

Nhà văn Phạm Đình Trọng

Tôi đã đọc sách văn chương, truyện ngắn, bút ký, tùy bút của nhà văn Phạm Đình Trọng và tôi đã có bài viết về tập sách chân dung văn học và kí sự của nhà văn, tập Bức Chân Dung Để Lại, đăng trên báo Văn Nghệ của hội Nhà Văn Việt Nam. Tôi đã đọc tất cả những thiên chính luận của nhà văn Phạm Đình Trọng viết về cái nhìn và tấm lòng nhà văn với hiện tình đất nước. Nhiều bài tôi là người đọc đầu tiên khi bài viết mới là bản thảo vừa hoàn thành, chưa đăng ở đâu cả.

Trong truyện, văn của anh nhẹ nhàng trữ tình bao nhiêu thì trong chính luận, văn của anh lại mạnh mẽ, quyết liệt, hào sảng bấy nhiêu. Phạm Đình Trọng là người ít nói, anh thuộc dạng cả nghĩ mà ngại nói, đôi khi vụng nói nữa. Nhưng thật ngạc nhiên trong văn chính luận anh như một người hùng biện, mạch văn cuồn cuộn, sôi sục lạ thường, ý tứ trùng trùng lớp lớp, khúc chiết, mạch lạc, có sức thu hút và thuyết phục.

Tiếp tục đọc