Hồi ký Lê Phú Khải – Bản đầy đủ (kỳ 43)

Chương Tám

Người cùng thời

Chú Bảy Trân

Lời Ai Điếu

Như tôi đã nói ở đầu tập hồi ký này, Bảy Trân (Nguyễn Văn Trân) là một người cộng sản hiếm có, nói sao làm vậy. Ông là con một điền chủ ở Nam Bộ, cha chết sớm, ở với chú. Năm 15 tuổi đã sang Pháp học đến tú tài rồi đi hoạt động cách mạng, qua Liên Xô học trường Đảng cao cấp, quay lại Pháp, rồi về Việt Nam hoạt động. Ông kể với tôi: “Tao về Việt Nam năm 1930 theo một tàu thủy chở khách từ Marseille về Sài Gòn, do một thiếu tá Pháp đảng viên đảng Cộng Sản Pháp làm thuyền trưởng. Ông thiếu tá này giấu tao dưới boong tàu, hằng ngày cho người đem thức ăn xuống. Ông dặn: Ăn xong thì ỉa vào bát và ném xuống biển để khỏi lộ. Cứ thế tao sống một tháng dưới boong tàu cho đến khi về đến Sài Gòn. Lúc lên bờ, mật thám Tây, Ta giăng kín trên bến. Nhưng ông thiếu tá cùng tao sóng đôi, vừa đi vừa nói chuyện nên qua được vòng vây mật thám. Tiễn tao đi một đoạn xa thì ông mới quay lại.”

Tiếp tục đọc

Hồi ký Lê Phú Khải – Lời ai điếu (kỳ 4)

Đọc bản đầy đủ tại đây: Hồi ký Lê Phú Khải – Bản đầy đủ

 

Những chuyện kể của tướng Qua (tiếp)

3/ Trường Chinh – Hồ Chí Minh

Người thứ ba mà tôi thấy tướng Qua hay nhắc đến là ông Trường Chinh. Khi nói về tính cẩn thận, tướng Qua kể: ông này (TC) cẩn thận chưa từng thấy, đo may quần áo cho ông rồi, chiến sỹ của tôi khi đem quần áo đến nhà thì phải chở theo một cái gương rất to. Ông mặc thử rồi đứng trước gương soi. Hai cảnh sát đứng sau lưng ông cầm cái gương để ông ngắm xem phía sau có “chuẩn” không. Chỉ cần cái tà áo phía sau hơi cong một chút là đem về may lại! Trên Tam Đảo, tôi đã bố trí một cảnh sát cắt tóc có nghề để phục vụ cán bộ cao cấp khi nghỉ mát cần cắt tóc. Đến Bác Hồ cũng từng để cậu này cắt tóc, cạo mặt cho. Vậy mà khi cần cắt tóc ở Tam Đảo, theo yêu cầu của ông Trường Chinh, chúng tôi phải đánh một cái xe chở cậu cắt tóc quen thuộc của ông từ Hà Nội lên để cắt tóc cho ngài! Nói xong, tướng Qua lắc đầu than: dictateur! (kẻ độc tài).

Hồ Chí Minh, Trường Chinh, Phạm Văn Đồng, Võ Nguyên Giáp sau phiên họp Hội đồng Chính phủ tại chân đèo De, xã Tân Trào, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang (năm 1950)

Hồ Chí Minh, Trường Chinh, Phạm Văn Đồng, Võ Nguyên Giáp sau phiên họp Hội đồng Chính phủ tại chân đèo De, xã Tân Trào, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang (năm 1950)

Tiếp tục đọc