Nhật ký sau giải phóng (17)

Cách mạng văn hóa với người kiêu ngạo và đàn accordion

25/05/1975

Hôm qua và hôm nay chúng tôi mới biết rằng tại sao người nước ngoài bị cấm vào nội thành trước đây ba ngày. Hệ thống mới bắt đầu định hướng và giới hạn việc tiêu thụ các sản phẩm văn hóa. Hôm qua, tờ Sài Gòn Giải Phóng nói rằng có một đoàn sinh viên dài hàng kilômét đã yêu cầu người dân nộp những quyển sách và tạp chí phản cách mạng cũng như các ấn phẩm khiêu dâm cho chính quyền cách mạng. Qua đó, tư tưởng phản cách mạng cần phải được tiêu diệt và một cuộc cách mạng văn hóa mới được khởi đầu, cái có nhiệm vụ thay thế cho nền văn hóa đồi trụy của đế quốc Mỹ. Hôm nay, cả trong con hẻm nhỏ của chúng tôi cũng có những tấm áp phích, ví dụ như với hàng chữ sau đây: “Hãy mang các sách báo có nội dung khiêu dâm, phản cách mạng và phá hoại giao cho chính quyền cách mạng. Đó là hành động thực tế để xây dựng nền tảng cho một nền văn hóa mới.”

Sài Gòn, 29 tháng Năm 1975, học sinh sinh viên biểu tình chống "văn hóa đồi trụy phản động" như là một phần của chiến dịch đốt sách ở Nam Việt Nam. Ước tính có hàng chục ngàn quyển sách và băng thu đã bị đốt cháy kể từ khi chiến dịch bắt đầu vao ngày 21 tháng Năm. Tất cả các nhà sách đều bị đóng cửa bởi sắc lệnh cấm bán sách và băng ghi được sản xuất trong thời gian của chế độ cũ.

Sài Gòn, 29 tháng Năm 1975, học sinh sinh viên biểu tình chống “văn hóa đồi trụy phản động” như là một phần của chiến dịch đốt sách ở Nam Việt Nam. Ước tính có hàng chục ngàn quyển sách và băng thu đã bị đốt cháy kể từ khi chiến dịch bắt đầu vao ngày 21 tháng Năm. Tất cả các nhà sách đều bị đóng cửa bởi sắc lệnh cấm bán sách và băng ghi được sản xuất trong thời gian của chế độ cũ.

Rõ ràng là nền văn hóa Nam Việt Nam cần có một sự biến đổi, nếu như muốn ủng hộ cho các ý tưởng xã hội tiến bộ. Chỉ đáng tiếc là biện pháp này, biện pháp mà các hoàng đế độc đoán đã từng áp dụng trước đây 2000 năm, cũng như là Hitler, đối với tôi là hoàn toàn không phù hợp để đạt tới mục đích. Sẽ không bao giờ đi đến tiến bộ qua cắt giảm thông tin, mà chỉ qua mở rộng. Lực hấp dẫn, rõ ràng là xuất phát từ các tác phẩm phản động, chỉ có thể được làm giảm bớt đi bằng cách làm giảm bớt tầm quan trọng của chúng trong cuộc sống của con người chứ không phải bằng cách là chính quyền cách mạng loại trừ chúng ra.

Trước sau tôi vẫn tự hỏi tại sao người nước ngoài da trắng lại bị ngăn cản không cho quan sát diễn tiến sự việc này. Có thể là hành động này không phải là một hành động của UBQQ, mà thật sự là một hành động của sinh viên, ngay khi được chính phủ chấp thuận. Nhưng ít nhất thì chính phủ muốn tránh việc là người ngoại quốc nhìn thấy điều đó. Thế nào đi nữa thì quân đội chính quy cũng đã được giao nhiệm vụ giữ dân da trắng lại.

Bây giờ, sau khi các nhà báo Phương Tây bị lấy đi quyền tự do tường thuật những gì mới về Việt Nam, vì họ có thể rời bỏ đất nước, cả họ cũng xác nhận rằng cuộc sống còn chưa trở về bình thường, rằng ngân hàng trước sau vẫn đóng cửa, không có liên lạc thư tín ra ngoài Việt Nam và họ không thể trao đổi với các dại diện cấp cao của chính phủ. Nhưng tin tức có nguy cơ là sai. Như BBC nói về một sự hiện diện áp đảo của Bắc Việt Nam. Điều đó có thể đúng cho những người lính, nhưng không đúng đối với hành chánh. Theo như tôi gặp cán bộ của MTGP trong các bộ thì tất cả họ đều là người miền Nam. Tôi cũng dám nghi ngờ là thông tín viên của BBC có thể phân biệt được ai là người miền Nam ai là người miền Bắc.

Hôm nay, truyền hình phát đi một chương trình về cuộc cách mạng văn hóa mà các sinh viên đã báo hiệu. Đó là lần phát sóng buổi biểu diễn của một nhóm kịch miền Bắc, hiện đang trình diễn tại một rạp chiếu bóng ở Sài Gòn. Rõ ràng là các nghệ sĩ miền Bắc muốn đưa ra một cái gì đó thích hợp với ý thích có yêu cầu cao tại Sài Gòn. Chỉ có điều tôi không biết là tại sao nói chung người ta lại vỗ tay. Nều văn hóa Việt Nam dường như đã tàn lụi ở BắcViệt Nam còn nhiều hơn là ở Nam Việt Nam. Có thể, vì người ta cho rằng văn hóa cổ truyền là lỗi thời và đã hướng tới sản phẩm nghệ thuật của các nước xã hội chủ nghĩa, theo như tôi thấy trước hết là của Nga và Đông Đức. Ví dụ như người ta thấy một người đàn ông kiêu ngạo hát theo đàn accordion, tất nhiên là trong bộ comlê sẫm màu và cà vạt. Hay một nhà cách mạng xắn tay áo mà nụ cười của ông ấy không được ai quan tâm tới. Một nữ ca sĩ trong chiếc áo dài với lần đơn ca của cô lại khiến cho người ta nhớ tới một ngôi sao nhạc opera người Ý, những gì được thể hiện là vũ điệu của các dân tộc thiểu số Việt Nam thì lại khiến cho người ta nghĩ đến các biểu diễn trong hộp đêm thì nhiều hơn. Tôi thật phải nói rằng những lần trình diễn ít ỏi được truyền hình phát sóng có lẽ phải là được lựa chọn tồi tệ, vì những sản phẩm âm nhạc khác từ Bắc Việt Nam, thời gian sau này có thể nghe được ở đây, cũng đã phát triển tốt hơn về mặt nghệ thuật.

Đọc những bài khác ở trang Nhật ký sau giải phóng

Phan Ba trích dịch từ “Nach der Befreiung –  Damit ihr wisst, dass das Leben weitergeht” (“Sau giải phóng – để các người biết rằng cuộc sống vẫn tiếp tục)

Bình luận về bài viết này