Ngô Thị Tuyển: “Với căm thù và quyết tâm thì người ta có thể làm được mọi việc”

Tôi thật ra là một phụ nữ nông dân hết sức bình thường. Khi còn trẻ, tôi được kết nạp vào Đoàn Thanh niên Lao động Hồ Chí Minh và có nhiệm vụ chuyên chở người bệnh và bị thương. Lúc 18 hay 20 tuổi, tôi gia nhập dân quân. Chỉ huy chúng tôi nói rằng người Mỹ sẽ càng mở rộng cuộc chiến hủy diệt ra miền Bắc khi họ bị tổn thất càng nhiều ở miền Nam. Vì vậy mà chúng tôi thành lập một đại đội dân quân trong làng của chúng tôi. Tất cả chúng tôi đều đồng lứa tuổi với nhau, khỏe mạnh và nhiệt tình – nông dân từ cùng một làng. Lúc đầu, chúng tôi đào công sự và chiến hào cho bộ đội.

Tôi còn nhớ rất rõ lần đầu tiên tham chiến. Đó là vào buổi trưa lúc hai giờ, tôi đang làm đồng thì có hai chiếc máy bay thám thính từ biển vào. Lúc đầu chúng tôi rất sợ tiếng ồn, vì chúng tôi nhìn thấy máy bay lần đầu tiên. Vào buổi tối, chúng tôi tổ chức một phiên họp toàn thể ngay lập tức. Chúng tôi chắc chắn là người Mỹ sẽ quay lại. Kế hoạch được tức tốc thực hiện ngay trong đêm đó, và cuối cùng thì tất cả đều sẵn sàng: dân quân trong làng, đội tự vệ trong các nhà máy và đoàn viên. Vào sáng ngày hôm sau, còn chưa đến tám giờ thì đã bắt đầu: các đội hình đầu tiên của máy bay Mỹ xuất hiện. Trong những ngày tiếp theo sau đó, chúng tôi phải chống lại với trên 100 cuộc tấn công. Thế nhưng do chuẩn bị tốt nên chúng tôi chỉ bị tổn thất ít, và chúng tôi bắn hạ được trên 40 chiếc chỉ riêng trong hai ngày đầu tiên.

Cầu Hàm Rồng 1972

Cầu Hàm Rồng 1972

Là trung úy, tôi lúc đầu ở tại vị trí chiến đấu. Sau đó, tôi đi vào làng để kịp thời đưa người dân xuống hầm tránh bom. Trong lực lượng dân quân, tôi chịu trách nhiệm về an ninh, chú ý để các căn nhà bị bỏ trống không bị trộm cắp và không xảy ra tội phạm hình sự. Ngoài ra, chúng tôi mang tới cho những người lính cành cây để ngụy trang, nước uống và đạn dược. Vì thế mà chúng tôi cũng hiện diện ở các vị trí chiến đấu.

Một ngày vào đó có đánh nhau dữ dội dọc theo con sông. Ở ngay trước chúng tôi là một vị trí súng máy, ở phía bên kia là phòng không. Bộ đội bắn rơi một chiếc máy bay – đó gần là chiếc thứ một trăm. Trung tá Mỹ Danton nhảy dù ra. Sau khi máy bay của ông vỡ tan và bản thân ông rơi xuống sông thì bất thình lình có rất nhiều máy bay Mỹ đến ở các độ cao khác nhau. Họ cố gắng cứu ông ấy, nhưng chúng tôi nhanh hơn. Chúng tôi gửi một chiến tàu vũ trang ra để bắt ông ấy. Khi chúng tôi mang Danton vào làng thì người dân muốn hành hình ông ta ngay lập tức – sự căm thù lớn như thế đấy. Nhưng chúng tôi bảo vệ người đàn ông đó và đẩy lùi người dân lại. Viên trung tá không thể tự đi được, thế là chúng tôi lấy một cánh cửa cũ và đặt ông ta lên trên đó. Y phục ông ấy rách nát, một người của chúng tôi đưa cho ông đồ đạc của mình để ông mặc vào. Rồi chúng tôi chở ông đến gặp chỉ huy của chúng tôi.

Tôi đã có nói rằng chúng tôi cung cấp đạn cho bộ đội, và tôi nhớ nhất là có một ngày đặc biệt rất cần tiếp tế. Nhưng các thùng đạn lại nằm ở bên kia sông. Mặt trời chiếu rất nóng, vì vậy mà những cái thùng có lớp sơn ngoài đó dính vào với nhau. Thế là tôi nhấc hai thùng đạn cho súng phòng không 57 mm. Thời đó, tôi cân nặng 42 kí lô gam, nhưng hai cái thùng đó nặng 98 kí lô. Tôi vác chúng trên vai qua một đồi nhỏ, chạy xuống đê và mang chúng về đến tàu hải quân an toàn. Vào ngày hôm sau có một đội phim Liên xô đến, họ không tin câu chuyện. Họ phỏng vấn tôi ba giờ liền. Rồi họ mời tôi đối phó với một trọng tải như vậy ngay trước mắt họ, và chất 50 kí lô khoai tây và 55 kí lô gạo lên một cái cáng. Tôi chạy một vòng quanh nhà với nó. Sau đó, họ đã ôm choàng lấy tôi và nói rằng bây giờ họ sẽ tin vào cuộc chiến tranh nhân dân của người Việt. Chính tôi cũng không biết làm sao mà tôi có thể làm được điều đó, nhưng tôi tin rằng điều đó có liên quan tới đặc tính của cuộc chiến. Khi có căm thù và quyết tâm thì người ta có thể làm được mọi việc.

Phan Ba trích dịch từ “Apokalypse Vietnam”

Đọc những bài phỏng vấn khác ở trang Chiến tranh Đông Dương

6 thoughts on “Ngô Thị Tuyển: “Với căm thù và quyết tâm thì người ta có thể làm được mọi việc”

  1. Pingback: ***TIN NGÀY 10/9/2014 -Thứ Tư. « PHẠM TÂY SƠN

  2. Vai súng tay cày, vừa sản xuất vừa chiến đấu làm thất bại cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc bằng không quân và hải quân của Mỹ, chi viện sức người sức của cho cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược của nhân dân miền Nam, đánh đuổi đế quốc Mỹ ra khỏi miền Nam, Việt Nam là một thực tế lịch sử. Chiến thắng vĩ đại của dân tộc Việt Nam đánh bại đế quốc Mỹ xâm lược trong thế kỷ XX có đóng góp không nhỏ của các đội dân quân nữ ở miền Bắc Việt Nam.

    • Ai thực sự chính là thủ phạm gây chiến tranh ? Thực tế đã lật mặt nạ cái chính nghĩa
      gọi là “giải phóng” để đánh chiếm miền Nam rồi,đừng ngụy biện nữa ! Bởi vì sự thực là
      cả dân tộc bị kiểm soát và mất tất cả mọi dân quyền và nhân quyền thiêng liêng.
      Gây chiến là kẻ khởi đầu trước đối phương,chứ không phải là người chống lại kẻ khởi
      động.Mỹ chỉ nhảy vào VN.năm 1964-1965 trong khi đó miền Bắc chủ trương gây chiến
      từ 1959 và cho ra đời lực lượng du kích để khủng bố nhân dân miền Nam 1960.
      Như vậy thì đánh ai ? Chẳng lẽ đánh với…ma hay sao ? Mỹ đã có đâu mà đánh cơ chứ ? Miền Bắc có đồng minh là khối CS.quốc tế,Liên Xô và Tàu thì miền Nam cũng có Mỹ và đồng minh.Do đó,không nên đánh tráo người tự vệ (miền Nam) thành thủ phạm.
      Tóm lại,thủ đoạn tuyên truyền dối trá đã khiến toàn dân VN.bị lừa bịp và đến nay cũng
      còn khá nhiều đồng bào vẫn còn là nạn nhân của chính sách bịp bợm đó.

  3. Pingback: Tin thứ Năm, 11-09-2014 « BA SÀM

  4. Pingback: ***TIN NGÀY 11/9/2014 -Thứ Năm. « PHẠM TÂY SƠN

  5. Pingback: Thứ Năm 11/9/2014 « Tiếng Nước Tôi

Bình luận về bài viết này