Thuyết dẫn đường sai lầm trong chính trị của Hoa Kỳ (phần 1)

Phân tích Thuyết Domino

Donald Zagoria

Phan Ba dịch từ Der Spiegel 22/1968 (27.05.1968)

Từ thời Eisenhower, các chính phủ Hoa Kỳ đã biện hộ cho chính sách của Mỹ ở châu Á ngoài những việc khác là với Thuyết Domino. Toàn bộ Đông Nam Á, thuyết này nói như thế, sẽ rơi vào tay của Cộng Sản Trung Quốc nếu như Mỹ rút ra khỏi Việt Nam. Trong bài viết dưới đây, Donald S. Zagoria, giáo sư tại New York City University, phân tích Thuyết Domino đã từng được Ngoại trưởng Dulles của Eisenhower tuyên bố vào thời trước. Ông ấy đi đến kết luận, rằng không phải sự hiện diện của Mỹ ở Việt Nam quyết định cho việc những gì sẽ xảy ra ở Đông Nam Á; quyết định cho thành công của Cộng Sản trong từng quốc gia một trước hết là hoàn cảnh xã hội.

Tổng thống Eisenhower và John Foster Dulles năm 1956

Tổng thống Eisenhower và John Foster Dulles năm 1956

Từ gần hai thập niên nay, chính sách đối ngoại của Mỹ có trước hết là một mục đích: ngăn chận Chủ nghĩa Cộng sản. Tất cả đều được hướng đến mục đích đó: giúp đỡ về quân sự và kinh tế của chúng ta, sự lựa chọn đồng minh của chúng ta và cả cam kết của chúng ta, chống lại Chủ nghĩa Cộng sản ở Việt Nam.

Hầu như lúc nào chính sách đấy cũng được biện hộ với cái được gọi là Thuyết Domino, lần đầu tiên được công bố bởi Tổng thống Eisenhower, cái từ Chiến tranh Triều Tiên luôn luôn là hòn đá thử vàng cho chính sách châu Á của chúng ta và cái cũng phục vụ cho chính phủ Johnson như là lý do cho hoạt động của chúng ta ở Việt Nam.

Sáng kiến hòa bình mới của Mỹ và quyết định gây xúc động sâu sắc của Tổng thống Johnson, không bước ra tái tranh cử, đã khiến cho việc kiểm nghiệm lý thuyết này trở nên hết sức cần thiết. Người ta phải xem xét xem nó dựa vào đâu, nhưng trước hết là nó đúng cho tới đâu và liệu nói chung là nó có đúng cho Việt Nam hay không.

Thuyết Domino đi từ những khẳng định sau đây, những cái phải được xem xét riêng biệt:

  • Trung Quốc hướng đến địa vị thống trị ở châu Á, và mỗi một giải pháp cho Việt Nam, cái không phù hợp với ý tưởng của chính phủ Mỹ, sẽ khiến cho Trung Quốc dễ dàng đạt đến mục tiêu đó và những mục tiêu khác hơn;
  • Một giải pháp như vậy sẽ làm suy yếu niềm tin tưởng của các đồng minh phi Cộng sản chúng ta, rằng nước Mỹ sẽ sẵn sàng bảo vệ họ.
  • Một giải pháp như vậy sẽ làm tăng khả năng của những cuộc “chiến tranh giải phóng” Cộng sản khác.

Thế lực của Trung Quốc ở trong châu Á tất nhiên là phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác hơn là chỉ vào diễn tiến ở Việt Nam. Thuộc vào trong đó là:

  • Khả năng của Trung Quốc, phát triển thành một quyền lực công nghiệp hiện đại trong tương lai gần;
  • Khả năng của Trung Quốc, tạo ảnh hưởng đến chính sách đối nội và đối ngoại của các quốc gia châu Á ; lợi dụng các vụ việc và sự kình địch giữa các quốc gia châu Á; sự hiện diện của các cường quốc khác ở châu Á và
  • Thành công của Trung Quốc trong phát triển vũ khí hạt nhân.

Trung Quốc vẫn còn xa mới là một quốc gia công nghiệp hiện đại. Có thể khẳng định rằng trong tương lai gần, Trung Quốc vẫn còn là một nước kém phát triển, dù xảy ra điều gì ở Việt Nam cũng vậy.

Không phụ thuộc vào kết cuộc của Chiến tranh Việt Nam, Hợp Chúng Quốc Hoa Kỳ sẽ vẫn hiện diện ở châu Á – ngay khi có lẽ là trong một quy mô nhỏ hơn.

Lính Mỹ hy sinh ở Việt Nam

Lính Mỹ hy sinh ở Việt Nam. Ảnh: Der Spiegel

Và cho tới chừng nào mà Moscow và Bắc Kinh vẫn còn chia rẽ thì sự hiện diện của Liên bang Xô viết ở châu Á là có khả năng – và còn đáng mong đợi nữa.

Người ta chỉ cần nghĩ đến vai trò xây dựng của người Xô viết trong cố gắng giảng hòa Ấn Độ và Pakistan – một bước đi chống lại sự lan rộng của ảnh hưởng Trung Quốc ở Nam Á.

Thêm nữa, người ta hãy nghĩ đến kết quả quan trọng của hiệp định ngưng thử nghiệm nguyên tử: việc Nga và Hoa Kỳ sẵn sàng cùng nhau ngăn chận và trừng phạt một cuộc xâm lược của các cường quốc hạt nhân khác – như Trung Quốc – chống lại các nước phi hạt nhân.

Vì thế mà nhiều quốc gia châu Á nhìn nước Nga như là một đối trọng với Trung Quốc.

Cuối cùng thì không nên không nhìn thấy vai trò kinh tế và chính trị đang tăng lên của Nhật Bản trong Đông Nam Á và gắn liền với việc đấy là tầm quan trọng cho sự ổn định của vùng này.

Tức nhìn chung, thế lực của Trung Quốc trong châu Á phụ thuộc vào các yếu tố như thế nhiều hơn là vào các sự kiện ở Việt Nam.

Một chính sách châu Á giàu sáng tạo của Mỹ phải cố gắng đặt giải pháp Việt Nam ở đầu của một chính sách giảm căng thẳng với Trung Quốc. Ngay khi giảm căng thẳng dưới thời cầm quyền của Mao là việc không thể đi chăng nữa, thì sẽ là khôn ngoan nếu như đưa ra các đề nghị ngay bây giờ, những cái mà những người kế nghiệp Mao có thể nắm lấy. Có một điều là chắc chắn: quan hệ của chúng ta với Trung Quốc sẽ có ảnh hưởng đến sự phát triển của châu Á và trên thế giới nhiều hơn là kết cuộc của xung đột ở Việt Nam.

Lý lẽ thứ nhì của Thuyết Dominp nói rằng một giải pháp cho Việt Nam, một giải pháp mà có quan tâm đến các mục đích hiện nay của Mỹ, sẽ làm suy yếu đi niềm tin của các đồng minh ở châu Á chúng ta trong việc chúng ta sẵn sàng bảo vệ họ.

Vào đầu những năm 60, ý muốn bảo vệ người Á của Mỹ đã bị nghi ngờ trong nhiều phần của châu Á. Nhưng sau khi người Mỹ đóng hiện giờ là trên 500.000 quân ở Việt Nam và đầu tư hàng năm khoảng 30 tỉ dollar, thì ý muốn của người Mỹ không còn bị nghi ngờ nữa, mà là khả năng giúp đỡ của các chính phủ của Mỹ, các chính phủ mà không còn nhận được sự ủng hộ từ chính người dân của họ nữa.

Các chính phủ và người dân châu Á biết rằng giới lãnh đạo Nam Việt Nam đã thất bại và rằng việc đấy không phải là vì người Mỹ thiếu quyết tâm. Bài học quan trọng nhất mà Nam Việt Nam đưa ra cho chúng ta là quyền lực của Mỹ không thể làm đầy một khoảng chân không chính trị, cái hình thành qua sự yếu kém của một giới tinh hoa châu Á.

Khi chúng ta bây giờ, vì tham gia vào ở Việt Nam đã quá nhiều, không thể đơn giản là xếp va li, biến mất và bỏ mặc những người Nam Việt Nam, những người đã chiến đấu cùng với chúng ta, mà phải ở lại để tạo những điều kiện tốt nhất có thể cho một giải pháp, thì qua đó chúng ta sẽ cho tất cả người châu Á thấy rõ rằng, nếu trong trường hợp Nam Việt Nam trở thành Cộng sản thì đấy hoàn toàn không phải là vì sự thiếu quyết tâm của Mỹ.

Phần lớn lãnh tụ phi Cộng sản của châu Á không lo sợ một giải pháp cho xung đột ở Việt Nam mà hậu quả của nó là người Cộng sản có thể nắm lấy quyền lực. Họ lo sợ nhiều hơn thế là việc chúng ta từ thái cực này rơi sang thái cực khác, rằng tiếp theo sự tham chiến toàn bộ có thể là sự rút lui hoàn toàn ra khỏi vùng này.

Quan điểm này mới đây đã vang lên trong một bài diễn văn của Tổng thống Philippines Marcos. Marcos tuyên bố, một giải pháp ở Việt Nam mà không có nghĩa là hòa bình bằng mọi giá hay một đầu hàng hoàn toàn trước những người Cộng sản, thì sẽ không có ảnh hưởng nhiều lắm đến Philippines.

(Còn tiếp)

Donald Zagoria

Phan Ba dịch

6 thoughts on “Thuyết dẫn đường sai lầm trong chính trị của Hoa Kỳ (phần 1)

  1. Pingback: Tin thứ Ba, 14-08-2012 « BA SÀM

  2. Pingback: Tin ngày 14/8/2012 | Dahanhkhach's Blog

  3. Pingback: Tin thứ Ba, 14-08-2012 | Dahanhkhach's Blog

  4. Pingback: Anhbasam Điểm Tin thứ Ba, 14-08-2012 | bahaidao2

  5. Pingback: Tin ngày 15/8/2012 | Dahanhkhach's Blog

  6. Pingback: Lượm tin tức | Dahanhkhach's Blog

Bình luận về bài viết này