Con đường Myanmar (4): Thời điểm của những nhà chiến lược

Christoph Hein / Udo Schmidt

Nhà xuất bản Picus

Phan Ba dịch

Khi cơn bão giật tung mái nhà, khi nó ấn bẹp những bức tường tre giống như chúng được làm bằng bìa cứng và nâng những chiếc tàu thủy lên giống như chúng được làm bằng giấy, lúc đấy người Miến Điện biết rằng sẽ còn có nhiều thay đổi nữa: đối với họ, sự ầm ào này là một điềm báo của trời đất.

Cơn bão Nargis, năm 2008 đã cướp đi sinh mạng của hơn một trăm ngàn người trong Myanmar, đối với họ là một lời sấm, một sự khải thị, một dấu hiệu của thần thánh, rằng chính quyền quân đội bị căm ghét đó chẳng bao lâu nữa sẽ bị quét phăng đi, rằng cơn bão sẽ giật bỏ những bộ quân phục ra khỏi thân thể của các viên tướng lĩnh, chính quyền quân đội sẽ bị tẩy trừ ra khỏi đất nước, lần bắt đầu mới đang sắp đến. Họ đã đúng. Tiếp tục đọc

Con đường Myanmar (3): Phe đối lập muốn cải tạo

Christoph Hein / Udo Schmidt

Nhà xuất bản Picus

Phan Ba dịch

Chỉ đường đi là một tấm băng rôn lớn với con công đang tấn công, huy hiệu của Liên minh Quốc gia vì Dân chủ. Nếu như không có tấm băng rôn ở phía trên cánh cửa đấy thì chắc là nhiều người đã chạy ngang qua mà không dừng lại, những người muốn ở gần Aung San Suu Kyi, trong trụ sở chính của đảng đối lập lớn nhất, quan trọng nhất và cả một thời gian dài là đảng đối lập duy nhất. Ngôi nhà nhỏ hai tầng đứng ở đấy bên cạnh nhiều căn nhà đơn sơ khác ở ven đường, không có gì nổi bật. Bây giờ thì tương lai của đất nước Myanmar sáu mươi triệu dân cần phải được suy nghĩ và lập kế hoạch ở trong đó. Có nhiều niềm hy vọng được đặt lên NLD, Liên minh Quốc gia vì Dân chủ, và trước hết là lên Aung San Suu Kyi.

Ở bên trong, trong tầng trệt, qua cái nhìn đầu tiên thì ở đấy trông không giống như trụ sở chính của một đảng phái. Cạnh những cái bàn ở hai bên của gian phòng sâu vào bên trong, người ta chủ yếu là trả giá và bán hàng. CD với những bài diễn văn và nhạc ưa thích của Aung San Suu Kyi được chào bán. Bưu thiếp với chân dung của bà, áp phích 3D với cha và con gái, với Tướng Aung San, người anh hùng giành độc lập của Myanmar. Nón lưỡi trai với con công đang tấn công, được hình tượng hóa qua cái cổ vươn dài ra của nó, chồng chất lên nhau trên một cái bàn  ngay trước một hộp cầu chì, cái chắc đã được lắp đặt vào thời Đệ nhị Thế chiến. Bên cạnh đó là huy hiệu đeo áo đủ mọi cỡ, cho mỗi một sự hân hoan đều có một vật phụ tùng tương xứng. Tiếp tục đọc

Con đường Myanmar (2): Gánh nặng trên đôi vai của Lady

Christoph Hein / Udo Schmidt

Nhà xuất bản Picus

Phan Ba dịch

Aung San Suu Kyi đứng trong khu vườn của nhà bà ở cạnh hồ Inya trong Yangon. Người nữ lãnh tụ đối lập được tôn sùng trong Myanmar trông gầy gò mảnh khảnh, sức mạnh lớn lao của bà ấy, khả năng chịu đựng của bà ấy, cái mà bà ấy đã chứng minh trong  hơn mười lăm năm bị quản thúc tại gia, đến từ bên trong. Không thấy nó ở cái nhìn đầu tiên.

Và bây giờ Daw Suu, bà Suu, nhưng bà ấy thường được gọi, vẫn còn mệt mỏi. Rất mệt mỏi. “Tất cả có hơi nhiều một chút trong những tuần vừa rồi”, người đàn bà sáu mươi bảy tuổi nói với một giọng nói không được rõ ràng và đòi hỏi như người ta thường quen ở bà. Đó là ngày trước lần bầu cử bổ sung vào Quốc Hội trong thủ đô Naypidaw của Myanmar và Aung San Suu Kyi đã dẫn đầu cuộc tranh cử từ nhiều tuần nay. Bà ấy thích thú khi có thể xuất hiện ở khắp mọi nơi, khắp mọi chỗ và được chào mừng. Nhưng niềm hân hoan đấy cũng mang lại nguy hiểm cho bà. Daw Suu hay vượt quá ranh giới thể lực của bà ấy, không hề quan tâm đến sức khỏe của mình. Hàng chục ngàn người reo hò chào mừng bà ấy ở hai bên đường, toàn Myanmar chờ đợi ở người nhận Giải Nobel Hòa Bình một cú đánh giải phóng – có ai còn nghĩ đến sức khỏe của bản thân mình nữa chứ? Tiếp tục đọc

Con đường Myanmar (1): Một viên tướng trở thành người tốt

Christoph Hein / Udo Schmidt

Nhà xuất bản Picus

Phan Ba dịch

Người này thì đi chân trần trong dép tắm và trên đó là cái xà rông cổ truyền có vạch xanh nước biển, người kia trong bộ comlê màu đen, giày sang trọng và một cái cà vạt: khi Tổng thống Mỹ Barack Obama đến thăm Thein Sein, Tổng Thống Myanmar, trong thành phố Yangon, những sự tương phản hầu như không thể nào to lớn hơn nữa. Chưa từng bao giờ có một tổng thống Mỹ đến thăm Myanmar trước đó. Trước đây vài tuần vẫn còn chưa có ai chờ đợi từ Obamar một chuyến viếng thăm như thế. Nhưng trong cuối Thu 2012, đất nước này đang sống trong một thời kỳ chuyển tiếp – trong thời quá độ từ một chế độ độc tài quân đội sang một nền dân chủ được ban bố. Thein Sein, vị tổng thống, đại diện cho cả hai hệ thống. Từ một thành viên của nhóm quân đội cầm quyền, viên tướng này đã biến thành nhà cải cách đất nước. Tiếp tục đọc

Miến Điện hy vọng vào một tương lai xán lạn

Harald Bach tường thuật từ Yangon

Phan Ba dịch từ Spiegel Online

Khách sạn hầu như không thể đáp ứng hết yêu cầu được nữa, giá cả tăng vọt: du lịch bùng nổ – và làm đảo lộn cả thành phố lớn Yangon của Miến Điện, nhiều người dân của nó phát hiện cơ hội để được thịnh vượng nhiều hơn nữa. Lần bầu cử Quốc Hội vào cuối tuần sẽ tiếp tục cổ vũ cho bầu không khí khởi đầu này.

Chùa Shwedagon ở Yangon

Chùa Shwedagon ở Yangon. Ảnh: Hanz Sayami

Tiếp tục đọc