Nhật ký sau giải phóng (59)

Ai nắm quyền ngày nay?

3/12/75

Các dữ liệu có thể tiếp cận được thì còn lâu mới đủ cho một khảo sát về câu hỏi ai đã nắm lấy quyền lực cùng với cuộc cách mạng trong Nam Việt Nam. Người ta chỉ có thể cố gắng xét lại hình ảnh một cuộc nổi dậy của nhân dân với một vài nhận xét.

Những người xuất thân từ phần tiến bộ của giới tư sản Nam Việt Nam: Đó là các cá nhân từ những gia đình lớn, nổi tiếng ở Sài Gòn hay trong các thành phố khác, thường được đào tạo đáng kể, trước hết là ở Pháp. Một vài người trong số họ đã đi theo Việt Minh cũ từ khi Hồ Chí Minh tuyên bố độc lập năm 1945, và qua đó đã có 30 năm hoạt động bí mật. Trong lần chia đôi đất nước năm 1954, họ thường ra Bắc, nơi mà họ tiếp tục được đào tạo về chính trị và để trở thành cán bộ, và chuẩn bọ cho ngày giải phóng. Tuy vậy, cũng có những đại diện sau này mới đi theo MTGP, ví dụ như sau Tết Mậu Thân. Cuối cùng, có một vài thành viên của Lực lượng thứ Ba trước đây, đại diện cho một chiều hướng hòa bình và trung lập trong thời của chế độ Thiệu, và qua đó mà mãi sau giải phóng mới được xem như là thuộc phái cách mạng. Đặc biệt những người xuất thân từ giới tư sản tiến bộ đó dường như đã chiếm những vị trí cao hơn trong các cơ quan và bộ trong thành phố Sài Gòn. Thường thì vẫn còn nhận ra được một cung cách sống tư sản, ngay cả khi họ đã tiếp tục công cuộc đào tạo của họ ở những nước cộng sản, trước hết là ở Nga và Trung Quốc, trong khi họ hoạt động bí mật. Quan điểm chính trị về việc tái thống nhất có những sắc thái khác nhau, rõ ràng là phụ thuộc vào việc nhóm đó đã tham dự bao lâu vào công cuộc giải phóng Nam Việt Nam. Ý tưởng thống nhất tất nhiên là mang tính thời sự nhiều nhất ở những người sống trong truyền thống của Việt Minh, có nhiều tiếp xúc với Hà Nội hay thậm chí sống ở đó và đã trở thành cán bộ của đảng Lao Động Bắc Việt Nam nữa, mà chi nhánh Nam Việt Nam của nó cho tới nay vẫn còn rất thưa thớt.

VIETNAM - MAY 07: Saigon in Vietnam on May 07, 1975 - Anniversary of the victory of Dien Bien Phu, Speech by General Tran Van Tra. (Photo by Herve GLOAGUEN/Gamma-Rapho via Getty Images)

VIETNAM – MAY 07: Saigon in Vietnam on May 07, 1975 – Anniversary of the victory of Dien Bien Phu, Speech by General Tran Van Tra. (Photo by Herve GLOAGUEN/Gamma-Rapho via Getty Images)

Lính của quân đội Bắc Việt Nam: chiếm tuyệt đại đa số trong quân đội chính quy của bộ đội là người Bắc Việt Nam, ngay cả khi trong các vị trí chỉ huy cũng có nhiều người xuất thân từ Nam Việt Nam. Nhưng phần lớn bộ đội đều tương đối ít học và theo suy nghĩ của miền Nam thì là những người bị nhồi sọ một cách đơn giản. Sự hãnh diện của họ về Hà Nội, Bắc Việt Nam và chủ nghĩa xã hội đối với người dân Sài Gòn thì chỉ là vẻ ngoài và cuối cùng thì cũng lộ nét dối trá qua hành động và tính thích mua sắm của họ. Những người lính hầu như chỉ nhận những nhiệm vụ về an ninh và của cảnh sát, và hiếm khi xuất hiện trong chính trị và hành chánh – ngoại trừ như là người gác cửa, v.v.. Tuy vậy, có nhiều sĩ quan cao cấp của quân đội xuất thân từ Bắc Việt Nam và làm việc trong những vị trí hành chánh nhất định, trước hết là trong an ninh, hay kiểm soát các đồng chí Nam Việt Nam.

Du kích Nam Việt Nam và thành viên MTGP: nếu như đó là du kích quân bình thường thì họ hầu như chỉ có chức năng bảo vệ an ninh hay nhiệm vụ bảo vệ các nhân vật nổi tiếng cao cấp hơn. Nhưng nếu như đã có đi học qua trường lớp thì các du kích quân Nam Việt Nam và thành viên MTGP cũng được cử vào trong ban hành chánh địa phương và trong các cơ quan. Nhưng thường thì họ thiếu đào tạo tương ứng cho những việc đó, nên chỉ qua quá trình học tập đang diễn ra mà mới có khả năng thực hiện các nhiệm vụ của họ một cách thích hợp. Về cơ bản thì đây là những người chiến đấu thật sự của cuộc xung đột Nam Việt Nam, đã chịu đựng nhiều gian khổ, và thường cũng mang dấu tích hay tàn tật. Vì họ không có tiếp xúc trực tiếp với Bắc Việt Nam nên hầu như không được đào tạo về chính trị. Họ cũng thiếu tầm nhìn xa và sự nhẹ nhàng trong đối xử với người dân. Tính ngoan cố của họ thường khiến cho người dân Sài Gòn chống lại cách mạng.

Giúp đỡ kỹ thuật từ Bắc Việt Nam: từ khi giải phóng, đã có một số người chuyên môn từ miền Bắc vào và bây giờ được cử vào những vị trí lãnh đạo. Ảnh hưởng của họ về mặt gián tiếp không phải là không quan trọng, vì họ có kinh nghiệm về việc xây dựng một đất nước xã hội chủ nghĩa và giúp làm giảm thiểu việc thiếu cán bộ ở mức trung cấp trong hành chánh.

Khó mà đánh giá được quyền lực trên thực tế của những nhóm khác nhau, nhất là khi vai trò của những nhóm này cũng khác nhau theo từng địa phương. Ví dụ như ở tỉnh thì có thể xác định được tính áp đảo rõ ràng của những người lính thuộc quân đội Bắc Việt Nam và những người đấu tranh của MTGP. Ở Sài Gòn với trụ sở làm việc của Chính phủ Cách mạng Lâm thời thì nhóm đầu tiên từ giới tư sản Nam Việt Nam có tầm quan trọng rất lớn. Vì vậy mà phong cách tự do của cuộc sống trong Sài Gòn luôn được nhấn mạnh. Nhưng có thể phỏng đoán rằng quyền lực chính trị nằm trước hết ở một nhóm của những người xuất thân từ giới tư sản này, đặc biệt là khi họ có quan hệ với hà Nội và đảng Lao Động, và ở các đại diện cho quân đội Bắc Việt Nam. Tầm quan trọng của MTGP đã kém đi, vì nhiều tổ chức khác đã xuất hiện, những tổ chức mà cùng với MTGP thể hiện phần đóng góp của Nam Việt Nam vào trong cuộc cách mạng.

Đọc những bài khác ở trang Nhật ký sau giải phóng

Phan Ba trích dịch từ “Nach der Befreiung –  Damit ihr wisst, dass das Leben weitergeht” (“Sau giải phóng – để các người biết rằng cuộc sống vẫn tiếp tục)

Bình luận về bài viết này