Chiến tranh và tham nhũng ở Việt Nam (phần 4)

Lederer, William J.

Phan Ba dịch từ Der Spiegel số 44/1968 (28/10/1968)

“Anh là một người bạn cũ, và chúng ta đang ở tại một buổi tiệc gia đình, vì thế mà tôi muốn nói với anh những gì tôi cho là sự thật. Dân giáo sư chúng tôi gọi các nhà ngoại giao và tướng lĩnh của anh là “những người Mỹ nịnh bợ”. Họ sẽ thích hôn mông của một người săn lùng chức vụ chính trị có quê từ miền Bắc như Tướng Kỳ giữa ban ngày ban mặt trước tòa nhà Quốc Hội hơn là chấp nhận rủi ro làm cho người Việt phải đau buồn …”

Giáo sư Vo Van Kim nói điều đấy với tôi sau vài ly rượu ở buổi tiệc mừng sinh nhật 70 tuổi của ông ấy.

Điếu đấy thật là bi thảm: nhân viên người Mỹ mắc một chứng tê liệt, khiến cho họ không có khả năng bắt buộc chính phủ Nam Việt Nam phải bài trừ tham nhũng. Họ sợ làm cho người Việt phải đau buồn. Vì sự bất lực này mà người Việt khinh rẻ và coi thường chúng ta. Họ hạ nhục chúng ta ở mỗi một cơ hội – và chúng thì có nhiều lắm.

Trong một căn cứ lớn của Không quân Hoa Kỳ (tôi không muốn nêu tên ra để bảo vệ một trong các sĩ quan), vào một sáng thứ hai nóng bức, các sĩ quan quân y của tất cả các binh chủng đã đến để họp một hội nghị đặc biệt. Hai đề tài có trên chương trình nghị sự: thiếu thuốc kháng sinh đa dụng và một chứng bệnh kỳ bí.

Một bệnh nhiễm trùng da nguy hiểm xuất hiện với con số bệnh nhân ngày một tăng của một bác sĩ không quân trẻ tuổi. Nó làm cho nạn nhân không đi lại được: người bác sĩ trẻ tuổi hy vọng các đồng nghiệp nhiều tuổi hơn của anh ấy có thể giúp đỡ được cho anh ấy. Không ai có được một lời khuyên, nhưng tất cả đều tường thuật về những ca bệnh giống như thế trong đơn vị của họ.

Đại diện của y tế chính phủ bay đến, một cuộc xét nghiệm tỉ mỉ được ban hành. Kết quả thử nghiệm cho thấy rằng trên quần áo của họ có nhiều loại nấm và vi trùng khác nhau, tấn công da của con người.

Dấu vết của chứng bệnh da đấy dẫn đến những tiệm giặt ủi của một công ty Việt Nam tại địa phương. Phụ nữ người Việt giặt quần áo bằng tay, trong nước lạnh. Nước này bị nhiểm bẩn bởi nước thải ô uế mà  người ta có thể chứng minh được ký sinh trùng đường ruột ở trong đó một phần.

Các bác sĩ quân y và nhân viên của y tế chính phủ ra lệnh cho những người giặt ủi phải nấu sôi nước, đưa cho họ thuốc khử và chỉ dẫn cho họ cách sử dụng. Những người điều hành các tiệm giặt ủi nói rằng nhân viên của họ đã hiểu mọi việc và sẽ làm theo như thế. Mặc dù vậy, những người phụ nữ giặt giũ vẫn tiếp tục giặt đồ trong nước lạnh nhiễm bẩn và những người lính vẫn cứ mắc những chứng bệnh da.

Một trong số các sĩ quan đang phục vụ ở đó – tôi muốn gọi ông ấy là Đại tá John Adams – tìm ra giải pháp cho vấn đề. Adams thương lượng với một công ty không phải thuộc người Việt và giao cho họ nhiệm vụ thành lập một tiệm giặt ủi hiện đại trong căn cứ. Sau khoảng sáu tuần, tiệm giặt ủi này hoạt động, dịch bệnh da chấm dứt. Những người lính bây giờ nhận được quần áo của mình trong vòng hai ngày (thay vì là năm như trước đây), y phục được tẩy trùng và được là.

Ai cũng cảm ơn Đại tá Adams vì sáng kiến của ông ấy – ngoại trừ người Việt của những tiệm giặt ủi, các sĩ quan người Việt và gái mại dâm người Việt. Sự kết hợp này dường như là kỳ lạ đối với người Mỹ, nhưng hết sức dễ hiểu theo cách nhìn của những thói quen đang thống trị ở đấy.

Hầu như bất cứ một vụ kinh doanh nào ở Việt Nam đều cũng có bàn tay của chính quyền quân đội Nam Việt Nam ở trong đó, hay họ kiểm soát nó toàn bộ. Việc giặt, tẩy và sửa chữa quần áo lính Mỹ là một công việc kinh doanh 120 triệu dollar mỗi năm. Nhân viên nhà nước Việt Nam nhận tiền hối lộ từ mỗi một người phụ nữ giặt đồ, mỗi một chủ tiệm giặt ủi và thợ may, người làm việc cho quân đội nước ngoài. Khi bây giờ Đại tá Adams cho dựng một tiệm giặt ủi hiện đại, do người ngoài cuộc điều hành, ông ấy tự động đã làm giảm đáng kể lợi nhuận của các người sếp Nam Việt Nam.

Các cô gái mại dâm tham dự một cách ít trực tiếp hơn: những người điều hành tiệm giặt ủi mua bột giặt qua quân nhân từ PX. Cứ mười hộp bột giặt thì những người đàn ông đó nhận được một tấm phiếu mà họ có thể đổi nó tại một trong số các nhà chứa khá hơn. Tức là với việc khai trương tiệm giặt ủi hiện đại, mua bán bột giặt trong PX – và việc kinh doanh trong nhà chứa đã giảm xuống.

Vài tuần sau khi tiệm giặt ủi mới đi vào hoạt động, Đại tá John Adams nhận được một mệnh lệnh từ cấp trên của ông ấy. Viên chỉ huy người Việt trong vùng của Adams đã khiếu nại về việc thành lập tiệm giặt ủi mới, vì qua đó mà phụ nữ người Việt đã mất việc làm của họ. Vì thế mà mệnh lệnh cho Adam là nếu như ông ấy không thể tạo ra những khả năng thu nhập tương đương cho những người phụ nữ Việt Nam thì ông ấy phải đóng cửa tiệm giặt ủi mới và lại trao công việc đó về cho người Việt tại địa phương.

Ý nghĩ, trở thành người môi giới việc làm cho phụ nữ giặt giũ và là người trung gian cho những kẻ gian lận người Việt, hoàn toàn không khiến cho Đại tá Admas cảm thấy dễ chịu. Rằng phúc lợi của có lẽ là 100 cô gái mại dâm người Việt quan trọng hơn là sức khỏe của hàng ngàn người lính Mỹ, những người chiến đấu cho người Việt Nam, khiến cho ông ấy tức giận.

Nhưng Đại tá Adams thông minh và có suy nghĩ thực tế. Ông ấy hiểu rằng ông ấy không có sự lựa chọn khác. Những người đàn bà giặt quần áo trước đây được nhận làm người đưa hàng; họ thu quần áo bẩn trong các doanh trại lại, mang chúng đến tiệm giặt ủi mới và sau đó mang quần áo sạch đi trả, công việc của họ hoàn toàn không cần thiết; trong thực tế, họ kéo dài thời gian hoàn trả và làm tăng giá giặt ủi lên. Nhưng như thế thì mới có thể giữ cho tiệm giặt ủi mới hoạt động và giữ cho những người lính được khỏe mạnh.

Và bây giờ thỉ cả các cô gái mại dâm ở gần căn cứ Mỹ cũng có thể tiếp tục hành nghề: quân nhân đưa xà phòng từ cửa hàng PX ra cho những người đàn bà giặt quần áo – và bù lại nhận từ họ phiếu cho nhà chứa. Xà phòng được bán đi trên chợ đen.

“Cuối cùng, tất cả đều ổn – ít nhất thì những người lính của chúng ta không lại mắc bệnh da”, Đại tá Adams nói. “Nhưng người ta học được từ đấy, rằng Hoa Kỳ đầu tiên là phải hạ bệ những kẻ kinh doanh của chính phủ Nam Việt Nam, nếu họ muốn chiến thắng cuộc chiến này. Chiến thắng Việt Cộng và người Bắc Việt Nam – mẹ kiếp, đấy rồi thì chỉ còn là việc nhỏ!”

(Còn tiếp)

Lederer, William J.

Phan Ba dịch

1 thoughts on “Chiến tranh và tham nhũng ở Việt Nam (phần 4)

  1. Pingback: Lượm tin tức | Dahanhkhach's Blog

Bình luận về bài viết này