Những dấu hiệu nhỏ bé của hòa bình

Phan Ba dịch từ Der Spiegel 29/1968 (15/07/1968)

Từ khi bàn về hòa bình thì cuộc chiến lại càng ác liệt hơn nữa.

Vào ngày 31 tháng 3, Tổng thống Lyndon Johnson từ bỏ ra ứng cử và với lời tuyên bố chấm dứt ném bom một phần ở Bắc Việt Nam đã tạo khả năng cho những cuộc đàm phán về hòa bình giữa Hà Nội và Washington.

Nhưng kể từ lúc đấy, Lầu Năm Góc đã phải đánh điện khoảng 5000 lần về cho các gia đình Mỹ: “Chúng tôi đau buồn thông báo cho ông bà …”

Lính Mỹ trước khi rút khỏi Khe Sanh, Ảnh: Der Spiegel

Lính Mỹ trước khi rút khỏi Khe Sanh, Ảnh: Der Spiegel

Mỗi một bức điện tín này báo tin cái chết của một người lính Mỹ trong rừng rậm: trong nửa đầu năm 1968, có 9557 người Mỹ chết ở Việt Nam – hơn khoảng 200 người so với cả năm 1967.

Từ đầu tháng 4, bom rơi trên phần phía Nam của Bắc Việt Nam, trên phần đất mà lần ngưng ném bon không có hiệu lực, nhiều hơn là trước đấy trên toàn bộ nước Cộng hòa Đỏ. Người Mỹ còn chấp nhận cả sự rủi ro mất những chiếc siêu máy bay ném bom B-52, để dùng những tấm thảm bom khổng lồ mà xới tung từng mét vuông đất một của các tuyến đường tiếp tế ở Bắc Việt Nam.

Thủ đô Sài Gòn của Nam Việt Nam đã phải chịu đựng cuộc tấn công – lần thứ hai – của Cộng sản, cái bắt đầu sau khi những cuộc đàm phán về hòa bình ở Paris khai mạc, nhiều hơn là làn sóng tấn công đầu tiên trong tháng 2 nhiều: 16.000 căn nhà bị phá hủy.

Từ tháng 4, sếp chiến lược Giáp của Bắc Việt Nam gửi hàng tháng có cho tới 30.000 người lính Hà Nội vào miền Nam, trước đây là 7.000.

Chính phủ Nam Việt Nam đã ban lệnh tổng động viên. Quân đội Sài Gòn cần phải được tăng cường thêm 135.000 người lên thành 800.000 người.

Tiếng ồn ào của chiến trường từ Viễn Đông đã át mất tin tức từ Paris, nơi các nhà ngoại giao cao cấp của Hoa Kỳ và Bắc Việt Nam từ trên hai tháng nay đang cố gắng chấm dứt cuộc chiến tranh trong rừng rậm.

Tất nhiên là cho tới nay Harriman của Mỹ và Xuân Thủy của Bắc Việt Nam trong mười hai cuộc họp đã tự giới hạn họ ở việc trình bày hàng giờ liền những lời buộc tội và phỉ báng.

Nếu như có được một cuộc đối thoại, thì nó là như thế này:

Thủy: “Khi nào thì Hoa Kỳ sẽ chấm dứt vô điều kiện tất cả các cuộc ném bom và các hành động chiến tranh khác nhằm chống Bắc Việt Nam để cho các cuộc trao đổi có thể chuyển sang những vấn đề khác của một quy định về hòa bình ở Việt Nam?”

Harriman: “Khi nào thì phái đoàn của ông sẵn sàng để bàn thảo về những vấn đề như thế?”

Thủy: “Tôi đã nói rồi đấy, rằng Hoa Kỳ phải chấm dứt ném bom, trước khi các vấn đề khác có thể được thảo luận.”

Harriman: “Tôi chỉ có thể bày tỏ niềm hy vọng, rằng những câu hỏi đấy có thể được bàn thảo vào một ngày gần đây, vì đó là những câu hỏi có liên quan với nhau.”

Các cuộc thương lượng cứ xoay vòng tại chỗ, vì cả hai bên đều cho rằng mình đã thực hiện bước đầu tiên:

Người Mỹ qua việc giới hạn ném bom và sáng kiến đàm phán.

Người Bắc Việt qua việc sẵn sàng đối thoại mặc dù việc chấm dứt ném bom chỉ có giới hạn và chấp nhận Paris là nơi đàm phán – thay vì, như họ mong muốn, Warszawa hay Pnom Penh.

Sau các cuộc họp vừa rồi, cả hai bên đã công khai thống nhất rằng họ còn hoàn toàn không thống nhất: Thủy nói rằng người ta đã không tiến tới được một “xăngtimét” nào cả, Harriman cho rằng việc phá hỏng của người Bắc Việt có “quy mô đáng buồn cười”.

Tuy vậy, ngày càng có nhiều dấu hiệu nhỏ bé, rằng cả hai bên đang tiến lại gần nhau, ngay khi chỉ với vận tốc ốc sên – trên chiến trường cũng như ở cạnh bàn đàm phán.

Ở Việt Nam, vào đầu tháng 7 lính cổ da Mỹ đã rời bỏ pháo đài Khe Sanh phô trương uy thế của họ ở gần biên giới Bắc Việt Nam, nơi vào đầu năm có khoảng 6000 lính Mỹ bị 25.000 người Bắc Việt bao vây hai tháng rưỡi trời.

Tổng tư lệnh Hoa Kỳ Tướng Westmoreland đã phải viết giấy bảo đảm cho vị Tổng Thống của mình, rằng có thể giữ được Khe Sanh. Nó đã được giữ vững – với giá của 200 người lính Mỹ chết và 1600 bị thương và của lần tập trung ném bom lớn nhất trong lịch sử chiến tranh: tổng cộng có 100.000 tấn bom rơi xuống khu vực quanh Khe Sanh.

Bây giờ, người kế nhiệm Wetsmoreland, tướng Abrams, rút lính cổ da từ Khe Sanh về. Cuộc chiến, lý lẽ của ông ấy là thế, trong tương lai cần phải được tiến hành một cách di động hơn.

Qua đó, các nhà chiến lược Hoa Kỳ tiêu hủy mối nguy hiểm của một cuộc đối đầu vì uy thế mới, cái chắc chắn sẽ tiếp tục leo thang chiến tranh. Người Bắc Việt đáp trả, bằng cách trong những tuần vừa rồi đã không thực hiện lời đe dọa của họ, bắn thủ đô Sài Gòn “một trăm ngày liền với một trăm hỏa tiễn mỗi ngày”.

Ngay ở Paris ngày cũng có nhiều dấu hiệu hơn, rằng các cuộc trao đổi không chỉ là tiếp tục cuộc chiến với những phương tiện khác. Những cái được gọi là nghỉ giải lao dùng trà trong các cuộc đàm phán ngày càng kéo dài hơn. Vừa rồi, những người đàm phán đã thảo luận trên 40 phút liền trong các lần nghỉ này – và trong lúc đó họ không cần phải nói những điều vô nghĩa.

Người ta cho rằng một cuộc trao đổi trong giờ nghỉ uống trà như thế là nhờ vào một cử chỉ mới đây của người Bắc Việt: trả tự do cho ba phi công Hoa Kỳ bị bắt giam vào ngày 4 tháng 7, ngày Quốc Khánh Mỹ.

Và cả một bước leo thang trên chiến trường cũng có thể là bậc đầu của một sự xuống thang. Người Mỹ chỉ ném bom ác liệt như thế, người ta nói như vậy ở Paris, là để có thể phá hủy càng nhiều mục tiêu quân sự càng tốt trước khi chấm dứt ném bom hoàn toàn.

“Các cuộc đàm phán ở Paris sẽ dẫn đến một kết thúc cho cuộc chiến, như thế nào đấy”, nhà báo nổi tiếng Walter Lippmann tiên đoán, “vì cả hai bên đều sẽ được quá nhiều khi họ thông hiểu nhau, và mất quá nhiều, nếu như họ không thể thống nhất với nhau.”

Phan Ba dịch từ Der Spiegel 29/1968: http://www.spiegel.de/spiegel/print/d-45996069.html

1 thoughts on “Những dấu hiệu nhỏ bé của hòa bình

  1. Pingback: Lượm tin tức | Dahanhkhach's Blog

Bình luận về bài viết này