Chết ở Việt Nam vì độc giả

Phan Ba dịch từ Der Spiegel 13 / 1968 (25/03/1968)

Bernhard Fall đang ăn trưa cùng với những người lính của quân đội Mỹ. Ảnh: Wikipedia.

Bernhard Fall đang ăn trưa cùng với những người lính của quân đội Mỹ. Ảnh: Wikipedia.

Truyền hình dọn ra vào giờ ăn tối và báo chí đưa ra vào giờ ăn sáng những sự khủng khiếp của chiến tranh từ Việt Nam.

Chính xác và dã man như chưa từng có, một cuộc chiến thâm nhập vào trong những căn phòng khách của toàn thế giới. Người Nga và người Mỹ, người Đức và người Hoa, phụ nữ nội trợ và học sinh xem trận đánh quanh pháo đài Khe Sanh trong rừng, xem khủng bố, chết chóc và tàn phá.

Chưa từng bao giờ mà giới nhà báo lại có thể tường thuật một cách trần trụi như thế về một cuộc chiến. Tròn 600 phóng viên theo dõi mỗi một trận đánh, hành quân cùng với những nhóm tuần tra của Mỹ qua rừng rậm, bay trong những chiếc máy bay vận tải và trực thăng vào các cứ điểm bị bao vây.

Eddie Adams của hãng thông tấn Mỹ AP bấm nút chụp ảnh khi sếp cảnh sát của Nam Việt Nam, thiếu tướng Nguyễn Ngọc Loan, dùng súng lục bắn chết một tù binh là sĩ quan Việt Cộng. Phóng viên Mỹ bò dưới những xe tải đang đỗ lại vào lúc ba giờ sáng và quan sát từ đó một cuộc tấn công bằng hỏa tiễn lúc đêm khuya vào dinh tổng thống Nam Việt Nam.

Phóng viên truyền hình Howard Tuckner của hãng Mỹ NBC đã đến cùng với nhóm quân cảnh đầu tiên có nhiệm vụ quét sạch lực lượng Cộng Sản ra khỏi tòa đại sứ Mỹ ở Sài Gòn. Nhóm của ông ấy vẫn tiếp tục quay phim mặc dù họ rơi vào làn đạn của cả hai bên.

Đấu tranh vì những bài phóng sự từ cuộc chiến trong rừng rậm là nguy hiểm: cho tới nay đã có mười hai nhà báo chết ở Việt Nam, trên 50 người bị thương, một phần bị thương nặng – đó là những con số chính thức: ký giả của các tờ báo, đài truyền thanh và thông tấn lớn. Nếu như kể cả các phóng viên và nhiếp ảnh gia làm việc tự do – vẫn không được biết đến – có lẽ có trên 20 nhà báo đã chết.

Đầu tháng này, nhiếp ảnh gia Mỹ Bob Ellison, 23 tuổi, đã rơi với một chiếc máy bay vận tải C-123 trên Khe Sanh; Việt Cộng đã bắn trúng chiếc báy may trong lúc đang lượn đáp xuống pháo đài.

Nhà văn người Pháp Bernard Fall, 40 tuổi, người đi chu du ở Việt Nam từ năm 1953 và đã viết ba quyển sách về đất nước bị tàn phá này, đã giẫm lên một trái mìn trong một lần đi tuần tra và đã bị xé nát ra.

Một biên tập viên của tờ tạp chí Mỹ “Look”, Sam Castan, người muốn tìm hiểu cho một phóng sự về việc người lính nghĩ gì vào lúc sắp chết, đã cùng với một trung đội bộ binh rơi vào một trận phục kích của Cộng Sản và bị trúng mảnh lựu đạn vào lưng và trúng đạn ở cánh tay. Nhà báo này đã bảo vệ mình với một khẩu súng lục – rồi một Việt Cộng đã giết chết ông ấy với một phát súng vào thái dương.

Phóng viên Việt Nam trong lúc ngưng tiếng súng: ký giả Al Webb của UPI (trái) và nhiếp ảnh gia John Schneider. Ảnh: Der Spiegel.

Phóng viên Việt Nam trong lúc ngưng tiếng súng: ký giả Al Webb của UPI (trái) và nhiếp ảnh gia John Schneider. Ảnh: Der Spiegel.

Nhiếp ảnh gia William Hall bị thương năm lần khi ông gặp phải những người lính đang bồn chồn lo sợ của Nam Việt Nam tại một chốt kiểm soát. Phóng viên chiến tranh Pháp Jean-Yves Gautron trúng đạn khi ông ấy muốn giúp một người lính bị thương; người quay phim của CBS, Alex Brauer, bị thương nặng quỵ xuống trong làn đạn súng máy.

Nhiếp ảnh gia người Nhật của UPI, Hiromichi Mine, 27 tuổi, mà ảnh của anh ấy – một chiếc máy bay Mỹ bị xé ra trên không – đã nhận Giải Báo chí Thế giới năm 1967, đã bị thương nặng tại các cuộc giao tranh trong thành phố Huế của các hoàng đế, nặng tới mức anh ấy đã qua đời không lâu sau đấy.

Ở Huế, giữa dòng sông Hương và bức tường thành của Đại Nội, cả biên tập viên Siegfried Kogelfranz của báo SPIEGEL cũng rơi vào trong làn đạn: người Mỹ bắn hơi gây nôn mửa, Việt Cộng bắn lựu đạn. Một quả nổ tung bên cạnh Kogelfranz – mà không gây thương tích cho ông ấy.

Nữ nhà báo và nhà văn người Mỹ Marguerite Higgins (“Chiến trường Triều Tiên”), 45 tuổi, là phụ nữ duy nhất tường thuật từ Triều Tiên, cũng thoát khỏi chiến trường Việt Nam mà không bị thương. Nhưng vài tháng sau đó, bà ấy đã qua đời vì một bệnh nhiệt đới ở Washington.

Sau 18 tháng ở Việt Nam, phóng viên Don North của ABC xin được chuyển đi nơi khác. Cả sếp văn phòng ở Tokio của CBS, Igor Oganesoff, cũng không còn muốn tường thuật từ trong cuộc chiến về cuộc chiến.

“Người ta ở đây càng lâu”, sếp văn phòng ở Hongkong của đài truyền hình Mỹ ABC Sam Jaffe, “thì càng có khả năng bị thương, bị tàn tật hay bị giết chết.” Sau ba tuần tường thuật từ Việt Nam, Jaffe đã rút ra quyết định cho chính mình: “Tôi từ chối không trở lại Huế nữa.”

Phan Ba dịch từ Der Spiegel 13 / 1968

http://www.spiegel.de/spiegel/print/d-46093910.html

8 thoughts on “Chết ở Việt Nam vì độc giả

  1. Pingback: Tin thứ Năm, 21-06-2012 « BA SÀM

  2. Pingback: Tin thứ Năm, 21-06-2012 | Dahanhkhach's Blog

  3. Bác Phan Ba thân mến. Những tư liệu của bác dịch rất hay, quý và không thể đọc ào ào được. Chắc hiện nay trên các nguồn thông tin nước ngoài có rất nhiều thông tin, đánh giá về tình hình / vấn đề Việt nam hàng ngày, bác có thể thu thập và dịch những thông tin như thế được không? Cám ơn bác!

    • Hàng ngày tôi đọc báo Spiegel, có tin gì liên quan đến Việt Nam thì tôi sẽ dịch ngay. Chỉ hiềm là đề tài Việt Nam không phải là đề tài nóng của nước Đức hiện giờ bác à, nên có rất ít bài.

  4. Pingback: Anhbasam Điểm Tin thứ Năm, 21-06-2012 | bahaidao2

  5. Pingback: Lượm tin tức | Dahanhkhach's Blog

  6. Pingback: Chết ở Việt Nam vì độc giả – biển xưa

  7. Pingback: Chết ở Việt Nam vì độc giả – Bến xưa

Bình luận về bài viết này