Từ theo cộng đến chống cộng (hết): Bản kiểm điểm của Tống Văn Công

Vì sao tôi viết bài “Đổi mới Đảng tránh nguy cơ sụp đổ”?

Tháng 9 năm 2009 tôi viết bài trên với mở đầu bằng câu “Tổ Quốc Việt Nam đang đứng trước hai hiểm họa: giặc ngoại xâm và giặc nội xâm”. Từ 2005, Trung Quốc bắt đầu bắn giết đuổi bắt ngư dân đòi tiền chuộc. Ngày 9-1-2005, chúng bắn chết 9 ngư dân Hoằng Hóa, Thanh Hóa, bắn bị thương 9 người, bắt sống 9 người đòi tiền chuộc mỗi người hơn 100 triệu đồng. Các hãng tin nước ngoài đưa tin, ta im lặng. Sau 4 ngày, người phát ngôn Trung Quốc Khổng Tuyền tuyên bố “qua 55 năm quan hệ ngoại giao hai nước đã bước qua giai đoạn phát triển mới vô cùng tốt đẹp”. Tiếp theo Bộ Quốc Phòng cử đoàn cán bộ quân sự cao cấp sang Trung Quốc học tập chính trị. Nhưng không vì thế mà Trung Quốc giảm bớt các hành động bắn giết, đuổi bắt ngư dân. Tháng 6 năm ngoái (2013), trong khi người dân bức xúc vì liên tiếp 2 tàu cá Quảng Ngãi bị bắn chìm, một ngư dân chết thì báo chí đưa ngày 6-6-2013, Bộ Quốc phòng cử 22 cán bộ cao cấp sang Trung Quốc học chính trị, đây là đợt thứ 6. Năm 2009 còn có chuyện mở đầu thực hiện với Trung Quốc khai thác mỏ bô xít Tây Nguyên. Đại tường Võ Nguyên Giáp gửi liên tiếp 3 thư yêu cầu ngưng dự án này với 2 lý do: Tây Nguyên là địa bàn an ninh quốc phòng, không nên đưa nước ngoài khai thác; hai là không có hiệu quả kinh tế. Các nhà khoa học tổ chức nhiều cuộc hội thảo và kiến nghị giống như Đại tướng, có nêu thêm cảnh báo sẽ có hàng vạn tấn bùn đỏ trên cao hơn 1000 mét có thể ụp xuống làm miền Đông và Sài Gòn chết khát. Nhưng Đảng và nhà nước vẫn kiên trì thực hiện thông cáo chung đã được TBT Nông Đức Mạnh cam kết với Đảng bạn. Năm 2013, nhà máy Tân Rai đã cho sản phẩm. Trung Quốc mua dưới giá thành. Tính ra mỗi năm lỗ khoảng 100 triệu đô la. Những vị có trách nhiệm xin miễn thuế và cam kết từ 2020 sẽ lãi to! Về hiểm họa nội xâm: Tham nhũng tỏ ra bất trị, cứ tăng nhanh từng năm, tháng. Tại Hội nghị trung ương 3, năm 2006, Tổng bí thư Nông Đức Mạnh phát biểu “tham nhũng là một trong những nguy cơ lớn đe dọa sự sống còn của chế độ”. Là một đảng viên sao có thể vô cảm trước “sự sống còn” ghê gớm ấy? Tuy nhiên dù rất nhiều cảnh báo góp ý, 6 năm sau, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng trong bài diễn văn khai mạc Hội nghị Trung ương 4 sáng ngày 26 tháng 12 năm 2011 có đoạn như sau: “Đặc biệt có một câu hỏi lớn rất day dứt, trăn trở lâu nay, cần được trả lời cặn kẽ là vì sao công tác xây dựng Đảng được Trung ương rất coi trọng, đã có nhiều nghị quyết chỉ thị rất đúng, rất hay, nhiều cuộc vận động sâu rộng, nhưng kết quả vẫn chưa đạt yêu cầu? Tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, tệ tham nhũng, lãng phí, hư hỏng trong một bộ phận không nhỏ cán bộ đảng viên, kể cả ở cấp cao, chưa được đẩy lùi mà thậm chí ngày càng có chiều hướng nghiêm trọng hơn, làm xói mòn lòng tin đối với Đảng? Vướng mắc chính là chỗ nào?” Như vậy là dù 30 năm với rất nhiều nghị quyết, chỉ thị, tham nhũng vẫn không lùi, nhưng Tổng bí thư vẫn cho rằng Nghị quyết, chỉ thị rất đúng! Sau một năm thi hành Nghị quyết Trung ương 4, Tổ chức Minh bạch thế giới xếp hạng Việt Nam tụt 11 bậc về kết quả chống tham nhũng. Nhân loại tiến bộ đã rút ra bài học thực tế rất ngắn gọn về tham nhũng như sau: Tham nhũng là do Nhà cầm quyền độc tài, quyền quyết định của viên chức quá rộng, thiếu công khai minh bạch và quyền tư pháp không độc lập, do đó không kiểm soát được quyền lực.

Từ theo cộng đến chống cộng - Hồi ký Tống văn Công

Từ theo cộng đến chống cộng – Hồi ký Tống văn Công

Tiếp tục đọc

Từ theo cộng đến chống cộng (78): Kìa! Cái tất yếu đang lừng lững đi tới!

1- Vì sao Quốc Hội không thể nhận thức được “cái tất yếu”?

Sau khi Hiến Pháp được Quốc Hội thông qua với số phiếu áp đảo, dư luận cả nước sôi hẳn lên. Các giáo sư, tiến sĩ Mác-Lê phân tích “Hiến pháp thể chế hóa Cương lĩnh của Đảng được Quốc Hội thông qua là thắng lợi của ý Đảng lòng dân”. Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng nói “Hiến Pháp mới sẽ nói lên tiếng nói của 90 triệu đồng bào”. Báo Nhân Dân đăng bình luận “Hiến Pháp (sửa đổi) – một bước tiến lịch sử“. Nhưng có sự phản ứng ngược lại. Nhà văn Võ Thị Hảo kêu lên “ngày thông qua Hiến Pháp là ngày tang khốc của dân tộc”. Đảng viên Lê Hiếu Đằng, người từng bị chế độ Sài Gòn kết án tử hình tuyên bố từ bỏ Đảng. Hôm sau, đảng viên tiến sĩ Phạm Chí Dũng một cây bút bình luận thời sự chính trị xuất sắc, gửi tâm thư xin ra Đảng, bởi “sự lãnh đạo toàn diện của Đảng chỉ mang hơi thở và bóng hình của các nhóm lợi ích”. Tiếp theo, đảng viên, bác sĩ Nguyễn Đắc Diên ra Đảng nhưng hứa hẹn “khi nào Đảng thực sự hoàn lương, nắm vững ngọn cờ dân tộc, vứt bỏ ngọn cờ xã hội chủ nghĩa thì tôi lại phấn đấu xin vào”. Đảng viên Nguyễn Minh Đào gần 80 tuổi đời, gần 60 mươi tuổi Đảng cảnh báo “đất nước dưới chân Đảng đang rung chuyển, tôi mong Đảng hãy kịp thời hành động, đừng để quá muộn!

Từ theo cộng đến chống cộng - Hồi ký Tống văn Công

Từ theo cộng đến chống cộng – Hồi ký Tống văn Công

Tiếp tục đọc

Từ theo cộng đến chống cộng (77): Đất nước đòi hỏi phải đổi mới chính trị

Nhân Hội nghị Trung ương 8, khóa 11, ngày 30-9-2013 tôi gửi bài “Kính gửi Hội nghị Trung ương 8, khóa 11: Đất nước đòi hỏi phải đổi mới chính trị!” Bài này trích dẫn Cương lĩnh và các Nghị quyết của Đảng so sánh với thực tế đang diễn ra để cho thấy việc đưa Nghị quyết vào cuộc sống đã thất bại thảm hại như thế nào và từ đó phân tích nguyên nhân thất bại chính là thể chế độc tài toàn trị. Từ đó kiến nghị không nên ép Quốc Hội thông qua dự thảo Hiến Pháp quá lạc hậu mà nên chấp nhận bản Hiến Pháp do 72 nhân sĩ trí thức soạn thảo. Bài này bị coi là dùng những luận điệu của bọn thù địch bác bỏ Hiến Pháp mới, chống Đảng. Chi bộ Đảng lại triệu tập cuộc họp kiểm điểm. Tại cuộc họp, tôi bị quy chụp là đã tự chuyển hóa, biến chất, chống Đảng rất nguy hiểm.

Từ theo cộng đến chống cộng - Hồi ký Tống văn Công

Từ theo cộng đến chống cộng – Hồi ký Tống văn Công

Tiếp tục đọc

Từ theo cộng đến chống cộng (76): Đi biểu tình chống Trung Quốc xâm lược

Các mạng yêu nước kêu gọi, ngày 9-12-2012 xuống đường biểu tình chống Trung Quốc xâm lược. Điểm tập họp ở Sài Gòn là sân trước Nhà hát Lớn thành phố. Vợ chồng tôi định đúng 7 giờ sẽ lên xe taxi, đến nơi vừa đúng giờ. Đang chuẩn bị lên đường thì có điện thoại của giáo sư Tương Lai cầu cứu. Ông cho biết, rất nhiều công an không cho xe taxi dừng lại đón ông. Ông đã đi bộ từ khu Mỹ Khánh (giữa con đường Nguyễn Đức Cảnh, quận 7) đến đầu đường Bùi Bằng Đoàn mà không thể gọi chiếc taxi nào ghé vào đón anh. Tôi bảo, anh đừng gọi taxi, vờ như không còn muốn đi nữa. Anh đứng dưới gốc cây bên ngoài Nhà hàng Thái. Vợ chồng tôi sẽ lên chiếc taxi Mai Linh màu xanh, chạy quẹo qua, dừng lại, anh nhanh chóng mở cửa xe, ngồi vào chiếc ghế cạnh tài xế, rồi ta vọt.

Từ theo cộng đến chống cộng - Hồi ký Tống văn Công

Từ theo cộng đến chống cộng – Hồi ký Tống văn Công

Tiếp tục đọc

Từ theo cộng đến chống cộng (75): Chúng ta đang khủng hoảng văn hóa

I.Vì đâu nên nỗi?

Hiện nay, cả xã hội đang hết sức bức xúc trước tình trạng đạo đức băng hoại. Nhà thơ Đỗ Trung Quân viết: “Làm từ thiện cũng thích nói dối; lu loa trên truyền thông với gương mặt của ‘con giả vờ’.” Giáo sư Tương Lai cho rằng quốc nạn tham nhũng và nhiều vấn đề xã hội nghiêm trọng khác không nguy hại bằng thói đạo đức giả. Nhà văn Võ Thị Hảo đi “Tìm thủ phạm ‘ám sát’ văn hiến”, đã nhận diện được: “Với cái quyền trượng trong tay, những người lãnh đạo có thể xây dựng văn hiến, hoặc nhanh chóng ám sát văn hiến”. Mới đây, nhà nghiên cứu Lữ Phương có bài viết “Vì đâu nên nỗi, tác động văn hóa của ‘đổi mới’ xét như một mô thức phát triển”, đã phân tích sâu sắc “cái mô thức mệnh danh đổi mới nói trên rõ ràng đã không còn phù hợp nữa, mô thức đó cũng tạo ra quá nhiều hỗn loạn và mất mát trong lĩnh vực tinh thần, phá vỡ lòng tin của con người về những giá trị nhân văn phổ biến, về niềm tự trọng dân tộc chính đáng, xâm phạm đến lợi ích tối thượng của quốc gia”. Ông cho rằng có thể bị cho là động đến vấn đề nhạy cảm, nhưng nếu không dấy lên được một phản ứng thức tỉnh thì có “nguy cơ rơi vào một hình thức lệ thuộc kiểu thực dân mới nào đó về văn hóa, hoặc một cái gì tương tự tinh vi hơn, không thể loại trừ là không xảy ra”. Nhận thức sự hệ trọng của điều ông cảnh báo, tôi xin hưởng ứng bằng những ghi chép điều mình quan sát được.

Từ theo cộng đến chống cộng

Từ theo cộng đến chống cộng

Tiếp tục đọc