Cuộc đấu tranh tuyệt vọng ở Cúc Phương

Thilo Thielke tường thuật từ Hà Nội

Phan Ba dịch từ Spiegel Online

Đốt rừng, ô nhiễm môi trường, săn bắt không thương tiếc: nhiều loài khỉ đang đe dọa bị tuyệt chủng. Một người Đức đấu tranh trong khu rừng nguyên sinh cho sự sống còn của những loài khỉ hiếm – nhưng ngay đến chính ông ấy cũng không còn tin rằng chúng sẽ sống sót.

Cuối cùng lại là một câu chuyện của thành công. Tilo Nadler mỉm cười. Nhưng con khỉ nhỏ vẫn sợ sệt bám chặt vào chiếc áo của người Đức đấy, đôi mắt đen như than của nó lo lắng lướt nhìn lên bộ râu của Nadler, xem xét cặp lông mày rậm màu xám. Nó còn chưa biết rằng bây giờ nó đã tạm thời có an toàn. Trước đây vài tuần, tí nữa thì nó đã chết.

Tilo Nadler và con khỉ con

Tilo Nadler và con khỉ con: nhà kỹ thuật lạnh đã xây dựng “Endangered Primate Rescue Center” trong vườn Cúc Phương. Nhiều loài khỉ đang bị đe dọa tuyệt chủng ở Việt Nam. Nhiều con bị ăn thịt hay bị chế biến thành thuốc chữa bệnh. Ảnh: Thilo Thielke

Con khỉ nhỏ, còn chưa đến ba tháng rưỡi tuổi, thuộc loài Pygathrix cinerea [voọc chà vá chân xám], một loài khỉ của nhóm Presbytini. Vì bộ lông xám trên lưng mà trong tiếng Đức nó cũng còn được gọi là khỉ áo xám. Không còn có nhiều những con thú sinh sống trên vùng cao của Việt Nam này, có lẽ là một vài trăm. Nadler là người đầu tiên phát hiện ra chúng vào giữa những năm 90. Thế nhưng chúng được xem là có nguy cơ tuyệt chủng cao. Trong vòng một vài năm tới đây, loài này có thể sẽ bị tuyệt chủng.

Con khỉ sơ sinh, đang ở trên tay Nadler, đã được tịch thu lại từ những người săn bắt trộm cùng với mẹ của nó và rồi được mang đến “Endagered Primate Rescue Center” ở miền Bắc Việt Nam. Hội Sinh học Frankfurt [Frankfurter Zoologische Gesellschaft] chi trả cho trung tâm cứu nạn ở giữa rừng già này, và Nadler là sếp của nó – có thể xem như là ông bố của những con khỉ.

Khỉ con và khỉ mẹ nằm trong một tình trạng thật đáng thương hại khi đến đây. Cả một thời gian dài, các bác sĩ người Đức ở trong rừng đã lo lắng không hiểu chúng có sống được không. Nhưng bây giờ thì cả hai lại bắt đầu ăn uống. Nếu mọi việc tốt đẹp, đến một lúc nào đấy chúng có thể được thả về rừng – ngay khi còn cả một đoạn đường dài cho đến đấy, một công việc làm giống như việc của Sisyphus.

Một thời hân hoan

Từ năm 1993 Nadler, 70 tuổi, đã sống ở đây, ở rìa của Vườn Quốc gia Cúc Phương. Thời đấy, ông đã xây dựng trạm cứu hộ, đào tạo nhân viên của vườn quốc gia, cố cải thiện sự quản lý vườn quốc gia. Mục đích là bảo vệ những con voọc Delacour cuối cùng, một loài khỉ bị đe dọa khác, khỏi bị tuyệt chủng. Thời đấy, nước Việt Nam bị những người Cộng sản làm cho kiêt quệ về kinh tế đang dần dần mở cửa cho Phương Tây.

Khỉ trong một công viên vui chơi giải trí ở gần thủ đô Hà Nội: khỉ không được coi trọng cho lắm ở Việt Nam

Khỉ trong một công viên vui chơi giải trí ở gần thủ đô Hà Nội: khỉ không được coi trọng cho lắm ở Việt Nam. Ảnh: Thilo Thielke

Đó là một thời của sự hân hoan. Và Nadler, tốt nghiệp đại học về kỹ thuật điện lạnh ở Dresden, người đã đi nhiều nơi trên thế giới, còn sống cả hai năm ở Nam Cực như là thành viên của một đoàn thám hiển Xô viết nữa, cuối cùng cũng đã nghĩ rằng mình tìm thấy được một nhiệm vụ mới và một quê hương mới.

Trung tâm lớn lên rất nhanh. Nhân viên canh giữ tịch thu được ngày càng nhiều thú vật, tức là phải tạo nhiều chỗ hơn, phải xây thêm chuồng trại. Hiện giờ, đội ngũ của Nadler đang nuôi dưỡng 150 con khỉ, thuộc 15 phân loài, trong đó có 6 phân loài là chỉ có ở đây trong Rescue Center. Tất cả đều bị đe dọa tuyệt chủng cao. Bây giờ, người ta dự định xây dựng một quần thể nuôi nhốt trong Trung tâm của Nadler, và đến một lúc nào đó, hy vọng là thế, tất cả những con khỉ đó sẽ được trả về cuộc sống hoang dại.

Giết 20 con khỉ để bắt được một con

Nhưng thành công của những người giữ vườn cũng bộc lộ sự khốn cùng của các con thú. Nhiều con được tịch thu lại nằm trong một tình trạng xấu cho tới mức chúng không sống lâu thêm được nữa. Qua tra hỏi những người săn bắt trộm, người ta có thể nhận ra được, ít nhất là đại khái, quy mô của lần chết hàng loạt. “Những người săn bắt thuật lại cho chúng tôi rằng trung bình họ giết 20 con mới có thể bắt sống được một con vượn con để bán làm thú nuôi trong nhà”, Nadler nói.

Trưởng trại cứu hộ Nadler: "Tình hình là tuyệt vọng."

Trưởng trại cứu hộ Nadler: “Tình hình là tuyệt vọng.” Thilo Thielke

Phần lớn những loài khỉ khác rơi vào trong nồi nấu ăn của người Việt mà thịt khỉ đối với họ là một thức ăn ngon. Nadler: “Nhiều người Việt, những người đến thăm Vườn Quốc gia của chúng tôi, sau đó hỏi rằng họ có thể tìm ăn những con thú đó ở đâu, những con mà họ vừa mới nhìn thấy.” Vì thế mà Nadler ít có hy vọng, rằng cuộc thí nghiệm bảo vệ loài vật ở Việt Nam rồi sẽ thành công. Nền kinh tế của đất nước này đang tăng trưởng, và ai có tiền ở Việt Nam cũng đều đòi hỏi những thức ăn kỳ lạ. Chính phủ ít làm gì để bảo vệ động vật. Và những con đường mới xây tạo điều kiện cho những tên trộm thú đến được những góc hẻo lánh cuối cùng của đất nước miền nhiệt đới này.

“Tình hình trong vườn quốc gia là vô vọng”, Nadler nói. Tuy vậy ông vẫn còn muốn ở lại. Ông đã lập gia đình ở Việt Nam và có hai đứa con trai, Khiem và Heinrich. Nhưng ông không còn có ảo tưởng nữa. Khi hai đứa con trai của ông lớn lên thì phần lớn những loài khỉ ở Việt Nam sẽ tuyệt chủng rồi.

Phan Ba dịch từ Spiegel Online: http://www.spiegel.de/wissenschaft/natur/deutscher-kaempft-fuer-bedrohte-affen-in-vietnam-a-832440.html

7 thoughts on “Cuộc đấu tranh tuyệt vọng ở Cúc Phương

  1. Pingback: Tin thứ Bảy, 19-05-2012 « BA SÀM

  2. Pingback: Cuộc đấu tranh tuyệt vọng ở Cúc Phương | Tập Hợp Thanh Niên Dân Chủ - Viet Youth For Democracy

  3. Xã hội đã tạo ra những con ngưới như thế.Ai cũng muốn chứng tỏ cái trọc phú của mình.Ở nhà xịn,Đi xe sang,Ăn hàng độc.Không chỉ riêng loài khỉ mà còn nhiều loài khác nữa.Tôi có đọc được băng-rôn có một câu như thế nầy:”Không được ăn thịt động vật hoang dã không rỏ nguồn gốc”.Thế thì bảo tồn làm gì ?Vô ích.

  4. chào mọi người, mình là Phùng Thu Cúc đang học tại trường đại học lâm nghiệp chuyên ngành quản lý tài nguyên thiên nhiên. mình rất vui và xúc động khi đọc bài viết của bạn. mình thấy xót xa vô cùng cho loài linh trưởng của việt nam nói riêng và động vật hoang dã việt nam nói chung.mình đang cố gắng học để mai sau có thể là một nhà bảo tồn động vật của việt nam.mình rất ham mộ ông Tilo Nadler và vợ của ông la bà Nguyễn Thị Thu Hiền. mình mong mai sau có thể làm đồng nghiệp của họ. mình đang muốn đi lên các khu bảo tôn ở việt nam để thăm quan và nghiên cứu. nếu khi nà có đợt đi thì mọi người có thể cho mình đi cùng được không? mình thực sự rất muốn đi. nếu có gì mọi người có thể liên hệ với mình qua số điện thoại: 01682766411. MÌNH CẢM ƠN RẤT NHIỀU!

  5. phan bá bao nhiêu tuổi vậy bể mình dễ xưng hô? mà làm sao để mình có thể liên lạc đươc với ông Tilo Nedler hoặc cô Hiền nhỉ ? mình mong có thể liên lạc được với họ để có thể lên đó đi làm việc cùng họ . giúp mình với nhé. quên mất không nói. mình 20 tuổi nhé

    • Chú năm nay hơn 50 tuổi rồi, mình xưng hô là chú cháu nhé. Chú ở nước ngoài nên không liên lạc được với ông Tilo. Cháu thử gọi điện đến Vườn Cúc Phương xem sao.

Bình luận về bài viết này