Gerhard Will: “Trung quốc không có chiến lược rõ ràng”

Nhiều cuộc biểu tình bạo lực chống Trung Quốc đã xảy ra ở Việt Nam. Nhiều nhà máy Trung Quốc bị đốt cháy. Gerhard Will sắp xếp các sự kiện bạo lực này trong một cuộc phòng vấn với DW [Làn sóng Đức].

Theo thông tin chính thức, trong đêm thứ ba rạng sáng ngày thứ tư (13/14 tháng Năm 2014), khi biểu tình chống Trung Quốc đặt một giàn khoan dầu ở Biển Đông, đã có khoảng 15 nhà máy bị đốt cháy và 100 bị đập phá. Chịu thiệt hại là các công ty Trung Quốc, nhưng cũng có cả công ty Đài Loan. Tất cả các nhà máy đều nằm trong một khu công nghiệp tại tỉnh Bình Dương ở phía Nam. Tổng cộng có trên 10.000 người Việt tham gia biểu tình. Cảnh sát Việt Nam đã bắt giữ 500 người biểu tình vào ngày thứ tư.

Ông Gerhard Will, chuyên gia về Đông Nam Á, làm việc ngoài những nơi khác là ở trong nhóm châu Á của [think tank] Viện Khoa học và Chính trị ở Berlin, Đức.  HÌnh: Làn sóng Đức

Ông Gerhard Will, chuyên gia về Đông Nam Á, làm việc ngoài những nơi khác là ở trong nhóm châu Á của [think tank] Viện Khoa học và Chính trị ở Berlin, Đức. Hình: Làn sóng Đức

Làn sóng Đức: Ông đã có dự tính trước với phản ứng dữ dội như thế không?

Gerhard Will: Tôi đã không dự tính trước. Nhưng những cuộc biểu tình này thể hiện rõ tiềm năng bạo lực nào đang ẩn nấp trong xã hội và trong cuộc xung đột này. Khi nhìn lại thì người ta cũng có thể hiểu được tại sao các cuộc biểu tình lại bộc phát bạo lực như vậy. Chính phủ Việt Nam đã ngần ngừ quá lâu trong việc liệu họ nói chung là có cho phép biểu tình hay không. Bây giờ, sau khi cho phép biểu tình thì họ buộc phải nhận ra rằng một sự phản đối như vậy đã rất nhanh chóng biến thành những hành động hết sức bạo lực. Đó tất nhiên là một tình huống mà chính phủ không muốn.

Như ông đã nói, chính phủ Việt Nam cho tới nay rất khắt khe trong việc biểu tình chống Trung Quốc. Bây giờ, với sự cho phép này, ông có nhìn thấy một sự thay đổi về cơ bản ở phía chính phủ không?

Chính phủ Việt Nam không có một đường lối rõ ràng ở đây. Một mặt, họ muốn khai thác chủ nghĩa dân tộc cho tính chính danh của họ, mặt khác chính phủ cũng biết rằng một chủ nghĩa dân tộc được cổ xúy có thể sẽ dẫn tới một động lực mà chính phủ không còn có thể kiểm soát được. Sự dao động qua lại này cũng là một trong các lý do tại sao các cuộc biểu tình lại leo thang, vì chính phủ không đưa ra một đường hướng rõ ràng.

Ông nói về một dao động của chính phủ Việt Nam trước người dân của họ. Ông mô tả các quan hệ Việt Trung, đặc biệt là khi nhìn về biển Đông, như thế nào?

Quan hệ của hai nước tất nhiên là cũng dao động. Chúng chuyển động giữa hai cực: ở một mặt thì có tình hữu nghị và sự cộng tác giữa hai đảng cộng sản. Trung Quốc và Việt Nam theo đuổi một chiến lược gần giống nhau về chính trị và kinh tế. Mặt khác, giữa hai nước có nhiều mâu thuẫn lớn – không chỉ trong lịch sử, mà cả hiện tại. Chúng được phản ánh đặc biệt là qua các xung đột về lãnh thổ. Tuy là có động cơ kinh tế trong các xung đột về lãnh thổ, như trong đó cũng là chủ nghĩa dân tộc, cái mà cả hai chính phủ muốn sử dụng nó để hợp pháp hóa sự thống trị của mình.

Theo ông thì có những lý do nào cho việc Trung Quốc đặt giàn khoan đúng vào vùng biển đang bị tranh cãi hết sức gay gắt này?

Trước hết là ngạc nhiên, bởi các chuyên gia phỏng đoán không có mỏ dầu lớn trong vùng này. Vì vậy mà người ta phải cho rằng trước hết là các động cơ chính trị đã thúc đẩy Trung Quốc đặt giàn khoan ở gần bờ biển Việt Nam tới như vậy. Chỉ có thể phỏng đoán tại sao Trung Quốc lại thực hiện bước đi đó vào chính lúc này. Tuy vậy, tôi tin rằng chính phủ Trung Quốc muốn thử xem các quốc gia ASEAN đoàn kết với Việt Nam cho tới đâu, sự hỗ trợ hoặc cộng tác của Hoa Kỳ với Việt Nam và Philippines đi xa cho tới đâu. Giàn khoan này là một thử thách mà Trung Quốc đã cố tình đặt ra cho liên minh này sau hội nghị ASEAN.

Theo ông thì liên minh ASEAN vững mạnh cho tới đâu?

Phản ứng sau hội nghị ASEAN là hoàn toàn không đầy đủ. ASEAN đơn giản là không thành công trong việc tìm được một thế đứng chung. Khác biệt trong lợi ích quá lớn. Không phải tất cả các quốc gia ASEAn đều có xung đột lãnh thổ với Trung Quốc và một vài nước kỳ vọng vào một cộng tác với Trung Quốc nhiều hơn là trong ASEAN. “Cuộc thử nghiệm” của Trung Quốc cho tới nay như vậy là đã có tác động.

Theo tường thuật của các hãng thông tấn, Trung Quốc đã nhờ Indonesia xoa dịu Việt Nam. Trung Quốc có tính toán sai lầm trong “cuộc thử nghiệm” này không?

Lởi yêu cầu Indonesia đóng vai trò trung gian trong xung đột này theo tôi là một thủ đoạn khéo léo. Về một mặt, nó thể hiện việc ASEAN không thống nhất như thế nào và mặt khác nó phát đi tín hiệu rằng về cơ bản thì Trung Quốc sẵn sàng đàm thoại.

Chắc chắn là Trung Quốc đã không tính toán trước với những phản ứng dữ dội như chúng ta bây giờ đang quan sát thấy ở Việt Nam. Trung Quốc cũng nhận ra rằng Việt Nam và Philippines đã nhích lại gần nhau. Cho tới nay, Việt Nam đã phát biểu dè dặt về vụ kiện mà Philippines đang cố gắng tiến hành tại Tòa án Luật Biển quốc tế. Bây giờ Trung Quốc đang bắt đầu lui lại. Điều này cho thấy cả Trung Quốc cũng theo đuổi một chiến lược không thật sự nhất quán ở biển Đông.

Gerhard Will là chuyên gia Đông Nam Á và làm việc ngoài những nơi khác trong nhóm châu Á của [think tank] Viện Khoa học và Chính trị ở Berlin.

Làn sóng Đức

Phan Ba dịch từ http://www.dw.de/gerhard-will-china-ohne-klare-strategie/a-17634418

Đọc những bài khác về vụ giàn khoan HD-981 ở cuối trang Chiến tranh Việt Nam

7 thoughts on “Gerhard Will: “Trung quốc không có chiến lược rõ ràng”

  1. Pingback: Tin thứ Sáu, 16-05-2014 « BA SÀM

  2. Pingback: Tin Biển Đông & Một thành phần trong nội bộ Đảng CSVN là chủ mưu đằng sau những hành vi đốt phá, hôi của, giết người? | Hoàngquang’s Blog1

  3. Tác giả bài này sai rồi:
    – Chiến lược của TQ là rất rõ ràng: độc chiếm biển Đông, phớt lờ quốc tế
    – Chiến lược của chóp bu VN cũng rất rõ ràng: ngai vàng trên hết & kích động chủ nghĩa dân tộc để vun đắp ngai vàng, kiên quyết diệt trừ mầm dân chủ

  4. Pingback: Anhbasam Điểm Tin thứ Sáu, 16-05-2014 | doithoaionline

  5. Pingback: Chủ quyền hay… chính quyền? |

  6. Pingback: NHẬT BÁO BA SÀM : TIN THỨ SÁU 16-5-2014 | Ngoclinhvugia's Blog

  7. Pingback: ***TIN NGÀY 18/5/2014 -Chủ Nhật. « PHẠM TÂY SƠN

Bình luận về bài viết này