Còn đang bắt đầu

Christoph Hein/Udo Schmidt

Phan Ba trích dịch từ “Miến Điện/Myanmar – Con đường gian truân đi tới tự do”

Thế hệ trẻ tìm con đường riêng của họ

Naw Say Phaw Waa sống với cha mẹ và em gái của cô trong một căn hộ rộng tròn chín mươi mét vuông trong Rangoon. Cha cô đã trả chín ngàn dollar cho căn hộ này nhiều năm trước đây, đối với những hoàn cảnh trong Myanmar thì nó rộng lớn và sang trọng, ngay cả khi có một lớp dơ bẩn và mốc meo phủ lên nó. Naw Say Phaw Waa, ngắn gọn Nilar, như cô tự gọi mình, hai mươi lăm tuổi và đã học đại học báo chí ở Bangkok. Một đặc quyền, như chính cô cũng biết. Cha cô là biên tập viên của một tờ nhật báo, gia đình cô tuy không giàu có nhưng vẫn thuộc vào tầng lớp trung lưu phía trên của Myanmar, một nhóm người rất nhỏ. Một giới trung lưu rộng lớn, có khả năng mua sắm, hầu như không thể thành hình trong xã hội bị đàn áp của Myanmar trong vòng năm mươi năm vừa qua.

“Tất nhiên là nhờ vào quá trình đào tạo của tôi mà tôi có nhiều cơ hội tốt, tôi đã ở nước ngoài”, người phụ nữ trẻ tuổi với y phục thời trang và “make-up Miến Điện”, vạch thanaka truyền thống trên má, nói. Loại bột từ vỏ cây thanaka được cho là có khả năng chống nắng và hiện bây giờ cũng là một phần của phong cách Myanmar hiện đại. Nilar ngồi trên chiếc xô pha trong gian phòng khách rộng của căn hộ cha mẹ cô và nhìn sang cha cô, người ngồi làm việc cạnh chiếc bàn viết cách đó một chút. “Tôi đã có thể ở lại nước ngoài, nhưng tôi đã trở về, để có mặt ở đây, để có mặt trong đất nước của tôi và giúp đất nước của tôi”, cô nói thêm. Ngoài ra, cô dự định sẽ kết hôn và dọn ra một căn hộ riêng. “Trong Mynamar, nếu không có hôn thú thì không thể làm như thế được”, người phụ nữ trẻ tuổi nói, sẵn sàng chấp nhận hạn chế này. Giới trẻ Myanmar sống theo những quy định truyền thống, nếu như chúng không do các nhà độc tài quân sự dựng lên.

Nilar là một nhà báo tự do và được đào tạo tốt. Đó là một thời gian có nhiều hứng thú cho cô trong Rangoon, tuy vậy vẫn chưa phải là thời gian mà cô ấy có thể kiếm được nhiều tiền. Nhà báo trong Myanmar hàng tháng có được khoảng năm mươi cho tới một trăm dollar Mỹ – thật ra thì không đủ sống. Tuy vậy, Nilar có công việc làm ổn định tại tờ báo Anh ngữ nổi tiếng Myanmar Times. Và cô có thể hy vọng rằng giới truyền thông đã được giải phóng gần như hoàn toàn ra khỏi sự kiểm duyệt chẳng bao lâu nữa cũng sẽ có thể trả tiền lương cao hơn, khi thu nhập quảng cáo bắt đầu tăng.

Có thể đỗ đại học ở nước ngoài như Nilar, điều đấy thì Thit Lwing Aung chỉ có thể mơ ước. Anh hai mươi hai tuổi và học đại học năm thứ ba về kinh tế tại Rangoon University – một trường đại học chỉ còn là cái bóng của chính nó, khi nhiều phần lớn, nhiều chuyên khoa, bị đóng cửa sau lần nổi dậy của sinh viên năm 2007. “Người ta nói rằng trường đại học sẽ được thật sự khởi động”, người sinh viên trẻ tuổi đó nói. “Tôi cũng tin như thế. Nhưng tới nay thì chưa có nhiều thay đổi cho lắm, chúng tôi vẫn còn chờ. Chỉ tiến triển một cách chậm chạp thôi”, Thit Lwing Aung nói. Có tiếng nhạc pop vui nhộn văng vẳng ở phía sau, một đối nghịch với gương mặt hết sức nghiêm trang của chàng sinh viên trẻ tuổi. “Vâng, tất nhiên là tôi muốn được tiếp tục học ở đây”, anh nói thêm, không mỉm cười, “mặc dù tiêu chuẩn thấp và cuối cùng thì tôi cũng không biết rằng có bằng ở đây liệu có giúp ích được gì không.”

Thit Lwing Aung ngồi trong một quán rượu nhỏ nhưng rất được ưa thích trong một khu phồ nằm tương đối ở ngoài rìa của Rangoon, cái quán mà chẳng bao lâu nữa chắc sẽ phải chống cự lại với mạng lưới các chi nhánh Starbucks của Mỹ.

Chờ ở bên cạnh anh là người bạn của anh, Si Thu Maung, hai mươi bốn tuổi, cũng là sinh viên nhưng đã phải ngưng học nhiều năm trời. Si Thu Maung ngồi tù hơn bốn năm, sau khi người ta bắt anh trong tháng 10 năm 2007 vào lúc sinh viên đang nổi dậy chống lại chính quyền quân sự. “Vâng”, anh ấy nói, “tất nhiên là tôi muốn học tiếp.” Điều đấy tuy vậy vẫn chưa xảy ra, Si Thu Maung vẫn còn không hài lòng với tương lai của anh và cả với tương lai của đất nước anh nữa – mặc cho tất cả những hân hoan vì công cuộc cải cách. “Đã đạt được nhiều điều”, người đàn ông trẻ tuổi gầy gò đó nói, mang chiếc xà rông đặc trưng của đất nước, cái thể hiện một sự cạnh tranh thật sự với chiếc quần jean bao trùm khắp thế giới. “Nhưng cũng còn nhiều điều ở phía trước chúng tôi, chúng tôi vẫn còn chưa có dân chủ thật sự.” Người ta không xua đi được cảm giác, rằng ở trước Si Thu Maung cũng còn nhiều việc, còn sự tái đánh giá lịch sử riêng. Con người vẫn còn chưa lại là sinh viên trẻ tuổi đó chưa hòa nhập thật sự được vào trong cuộc sống hàng ngày của Rangoon. Bốn năm tù ở độ tuổi hai mươi, dưới những điều kiện tồi tệ nhất, không ai có thể dễ dàng vượt qua được điều đó cả.

Kyaw Thu Han có nhiều dự định lớn lao. Han, biệt hiệu của anh, không ngồi ở góc trong cùng của một tụ điểm cho giới trẻ, mà tít trên cao trong skybar ở tầng thứ hai mươi của ngôi nhà hiện nay là ngôi nhà cao nhất Rangoon trong nội thành, cạnh bên Scotts Market, nơi khách du lịch nào cũng biết. Người ta có một tầm nhìn đẹp đến ngôi chùa Shwedagon và ở trên này cũng có được một ấn tượng, rằng thành phố lớn sáu triệu dân này sẽ mang lại những khả năng nào cho xây dựng đô thị. Người ta hầu như có thể nhìn thấy được nó sẽ ra sao trong mười năm tới đây. Han với số tuổi hai mươi sáu của anh muốn sang Singapore, để lĩnh hội thực tế sau khi học xong ngành kỹ sư ở Rangoon – khoa này không bị đóng cửa trong những năm vừa qua. Và để kiếm tiền. Anh hy vọng ít nhất là có thể chịu đựng được ở Singapore, vì cho tới nay, anh chưa từng rời đất nước, suy cho cùng là chưa rời khỏi Rangoon, của anh. “Tôi muốn cuối cùng rồi cũng có thể sử dụng được kiến thức chuyên môn của tôi”, Kyaw Thu Han hiểu biết tốt về hàng hải. Lĩnh vực chuyên môn của anh là thiết kế giàn khoan ngoài khơi. “Ở Singapore thì điều đấy rất thích hợp”, anh lạc quan nói và mỉm cười hơi ngượng ngùng. Anh sẽ làm việc cho một công ty Miến Điện, cái sử dụng không những Singapore quốc tế để làm nơi đặt trụ sở mà còn cả lao động có giá phải chăng từ Myanmar. Han đã ký tên cho một hợp đồng hai năm. “Tôi sẽ chịu đựng được bao nhiêu lâu đó”, anh tin và hy vọng như thế. Sau đó, Kyaw Thu Han muốn đi theo con đường chính trị, sau này, khi anh đã thu thập đủ kiến thức. Chỉ có một điều là anh biết chắc chắn, anh sẽ không gia nhập đảng nào trong cả hai đảng đang tồn tại. “Phải có một cái gì mới xảy ra”, anh nói và nhìn qua cửa kính toàn cảnh xuống Rangoon của anh. Anh sẽ nhớ nó trong hai năm tới đây, anh nghĩ như thế đúng trong khoảng khắc này, người ta có thể nhìn thấy điều đó ở anh.

Tờ Myanmar Times có trụ sở trong một văn phòng biên tập đẹp và hiện đại. Vữa trên tường đã rơi xuống, gạch trần mang lại nét duyên dáng của gian phòng công nghiệp được biến thành nơi ở. Tờ Myanmar Times hiện giờ là tờ báo Anh ngữ độc lập duy nhất của Myanmar và vì thế mà mang tầm quan trọng. Cô biên tập viên trẻ tuổi Nilar ngồi cạnh một cái bàn viết với một cái máy tính cỗ lỗ và thử nơi làm việc trong tương lai của mình. Cô ấy biết là mình có may mắn cho tới đâu.

“Hiện giờ, Myanmar là một đất nước già nua, không chỉ trong lãnh đạo chính phủ – thế nào đi nữa thì cũng không phải là một đất nước của giới trẻ”, Nilar nói. “Hai mươi năm nữa thì điều đó mới thay đổi”, cô ấy còn thêm vào. Người phụ nữ trẻ tuổi lay chiếc máy tính Windows cũ kỹ. Nó vẫn không chịu khởi động cho.

“Thiếu trước nhất là triển vọng cho nghề nghiệp”, Nilar nói, “và nếu ai đã đi ra nước ngoài được thì thường là người đó không trở về Myanmar nữa.” Cô là một trường hợp ngoại lệ.

“Giới trẻ phải quan tâm đến chính trị, rồi thì hiện tình đất nước mới có thể là rất hấp dẫn”, Wai Phyo của nhóm Generation Wave đáp lời. Generation Wave được thành lập trước đây năm năm, trong lúc sinh viên nổi dậy. Nó là một trong số nhiều nhóm chính trị của thanh niên trong Myanmar mà thành viên của chúng vẫn tiếp tục hoạt động trong bí mật và đứng đối diện một cách nghi ngại với sự sốt sắng cải cách dưới quyền của Tổng thống Thein Sein. Ít ra thì vẫn có một văn phòng của Generation Wave, nhưng không có tên thành viên, không có danh sách, không có hồ sơ tài chính, sự mở cửa vẫn còn chưa đến đó. “Cuối cùng”, Wai Phyo nói, “thì bất cứ lúc nào cũng có thể có cảnh sát đứng ở trước cửa. Vẫn còn như thế.” Văn phòng này nằm trên một con đường phụ, gần sông. Người ta đến đó qua một căn nhà bậc thang không được chiếu sáng, rất dơ bẩn và so với lối đi lên nhà của Nilar thì thật là thân thiện. Wai Phyo muốn đấu tranh cho nhiều đào tạo hơn nữa, anh luôn nói điều đó, nói chung là cho một hệ thống đào tạo mới, cái mà anh vẫn còn chưa phác thảo một cách chính xác được.

Ko Pxyo chẳng muốn đấu tranh cho điều gì cả. Anh muốn kiếm càng nhiều tiền càng nhanh càng tốt và anh ấy có kiến thức để làm ra tiền. Ko Pxyo, gần ba mươi tuổi với tóc màu đồng, nhiều đồng cho tới mức chúng chắc chắn được nhuộm, là một nhà thiết kế đồ họa và hiện giờ đang làm việc như là người vẽ layout tại một trong số nhiều tờ báo độc lập của Myanmar. Anh thông thạo việc của mình, nhưng chưa từng bao giờ đọc báo của anh, như anh bướng bỉnh giải thích. “Tôi không quan tâm đến chính trị”, Ko Pxyo nói. Anh chỉ muốn nhanh chóng bỏ đi, ra nước ngoài – có lẽ là đến New Zealand. Nếu như có ai đó cần một nhà thiết kế đồ họa từ Myanmar.

Trong GTR Club ở cạnh Hổ Inya trong Rangoon có rất nhiều Ko Pxyo. Những con người trẻ tuổi, muốn thành đạt, chẳng hề quan tâm đến chính trị và có ví tiền đầy căng, đủ để trả bốn ngàn kyat, tính ra khoảng bốn euro, cho một Gin Tonic nhỏ. Nhưng cũng có những người khác đang nhảy trong quán nhảy Techno này. Con gái và con trai của các crony, những người được chế độ ưu đãi, những người mà trong những năm đóng kín cửa, nhất là trong vòng hai mươi năm của sự trừng phạt vừa qua, đã kiếm được bạc triệu,

Như Steven. Steven đã học ba năm đại học ở Úc. Và anh đã hưởng thụ cuộc sống ở Sydney. Mặc dù vậy anh vẫn trở về. Vì đối với những người như anh thì vẫn còn đủ để anh ấy thu lượm trong Myanmar. Cơ hội bây giờ còn tốt hơn nữa. “Tôi kinh doanh nguyên liệu”, Steven còn nói và lắc mái tóc đẫm mồ hôi vì khiêu vũ, trước khi anh rời hàng hiên nhỏ dành riêng cho những người hút thuốc và trở vào trong bóng tối của quán nhảy, cũng là để thoát khỏi câu chuyện.

Và cũng có những cái hoàn toàn khác trong Rangoon. Cách GTR Club mười lăm phút ô tô có tòa nhà của một xưởng dệt cũ. Người ta tổ chức tiệc tùng ở đây trong chín tầng, ngôi nhà tương đối bị xuống cấp này bây giờ mang tên “Local Entertainment Plaza”. Và ở trên cùng, trong F9, tức là tầng chín, có những người đồng tính luyến ái và transvestite đang nhảy. Cả điều đấy cũng có thể trong Rangoon, và nó đã như thế trước khi những bước tiến cải cách trong Myanmar bắt đầu. Một góc nhỏ cho dòng tiểu văn hóa không chịu khuất phục này đã có từ thời của nền độc tài quân sự.

Nilar không bao giờ đi nhảy. Đó không phải là thế giới của cô. Và cô cũng không có tiền cho những việc đấy. Trở về đến căn hộ của cha mẹ cô, căn hộ lớn và đẹp trong ngôi nhà tương đối đã xuống cấp, việc cô làm đầu tiên là xoay một cái vòng sắt. Điện thế trong Rangoon lại giao động, bây giờ nó quá thấp để mà tủ lạnh và máy điều hòa nhiệt độ có thể làm việc ổn định. Với cái vòng đấy, trông giống như một thiết bị đóng mở của một chiếc tàu ngầm cũ, Nilar lại tăng điện thế lên, để có thể có được một mức tiện nghi tối thiểu trong căn hộ của cha mẹ.

Christoph Hein/Udo Schmidt

Phan Ba dịch

Đọc các bài khác ở trang Con đường Miến Điện