Hồi ký Lê Phú Khải – Bản đầy đủ (kỳ 34)

Ông Võ Văn Kiệt

Ông Võ Văn Kiệt

Và chính tác giả Võ Văn Kiệt là một nhà báo xuất sắc, là người cầm bút đứng giữa dòng chảy của cuộc sống để viết nên những tác phẩm báo chí có sức lay động lòng người như bạn đọc cả nước đã thấy. Ông viết bài phản đối việc gạt người nghèo ra bên lề xã hội trong việc cướp đất ruộng của dân làm cái gọi là “khu công nghiệp”; ông viết phản đối việc mở rộng Hà Nội v.v. và v.v. Báo SGGP cho biết, ông còn viết nhiều bài với bút danh Trọng Dân, bênh vực kẻ thấp cổ bé họng, bị ức hiếp trong cái gọi là “nền kinh tế thị trường định hướng XHCN”.

Theo tôi thì chưa bao giờ ông là cán bộ lão thành cả, lúc nào con người này cũng trẻ trung tràn đầy nhựa sống. Lúc ở tuổi 80 ông luôn nói: – Chưa lúc nào tôi thấy thiếu thời gian như lúc này!

Võ Văn Kiệt là một con người như sinh ra để đứng ở đầu sóng ngọn gió. Ông là con người “thà đi trong giọng bão còn hơn đi bách bộ trong sân”.

Tôi rất vui là bài phỏng vấn Võ Văn Kiệt cho tạp chí “Nghề báo” của Hội nhà báo TP. HCM đã được Tổng biên tập Hồng Phương đăng nguyên văn, không “kiểm duyệt” một chữ nào /Tạp chí NB 4/2003).

Tiếp tục đọc

Hồi ký Lê Phú Khải – Bản đầy đủ (kỳ 14)

Lời Ai Điếu

Lời Ai Điếu

Hơn tám năm dạy học, tôi thấy rõ sự xuống cấp của giáo dục miền Bắc từ những năm đó. Hai yếu tố dậy và học làm nên quá trình giáo dục thì học là quyết định, dậy là quan trọng. Chưa bàn đến quá trình học, phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Tôi chỉ nói về quá trình dậy, liên quan trực tiếp đến người thầy. Bệnh hình thức, hay nói khác đi, gọi đúng tên của nó là giả dối đã ngự trị trong lao động dạy học. Điều đáng nói là, chính những người lãnh đạo giáo dục ở các cấp đã vì dốt nát và giả dối, chấp nhận chủ nghĩa hình thức. Đối với môn văn thì lại càng nguy hiểm. Học sinh ngày càng chán học môn văn, vì ngoài việc môn này bị chính trị hóa, còn một nguyên nhân rất quan trọng là sự lười biếng được khuyến khích ở thầy dậy văn. Văn học là “hiểu biết, khám phá và sáng tạo” về cuộc sống. Tác phẩm văn học được đưa vào sách giáo khoa, được đem giảng dạy ở nhà trường, một lần nữa nó phải được thầy cô “khám phá” về cái đẹp để truyền thụ cho học sinh. Sự khám phá này được thầy cô nghiền ngẫm trong từng câu, từng chữ qua nhiều năm. Như người nghệ sĩ đánh đàn, càng lâu năm ngón đàn càng điêu luyện. Vì thế các cụ ta có câu: thầy đờn già, con hát trẻ. Một bài thơ hay như bài “thăm lúa” của Trần Hữu Thung, một thầy giáo dậy văn phải giảng bài thơ này năm này qua năm khác. Nhưng chưa phải là đã khám phá ra hết cái hay, cái đẹp của bài thơ. Vậy mà giáo án của tôi để dậy bài thơ đó được soạn năm trước, năm sau suy nghĩ, rút kinh nghiệm, thêm bớt một số ý, một số từ. Mỗi năm một lần giảng là một lần thêm bớt như thế vào giáo án cũ. Nhưng cán bộ chuyên trách bộ môn văn, một chuyên gia được xem là am hiểu của ty giáo dục về môn văn, về trường kiểm tra đã kịch kiệt phê bình tôi không soạn giáo án mới, đem sử dụng giáo án cũ. Anh ta lại biểu dương một giáo án được chép lại thật sạch sẽ giáo án cũ, có gạch chân các phần bằng mực đỏ nhưng không được bổ sung thêm bớt gì. Anh ta biểu dương công chép lại một giáo án cũ mà phê phán sự trăn trở tìm tòi của người giảng dạy một bộ môn nhgệ thuật đòi hỏi phải luôn sáng tạo và khám phá. Mặt khác, thấy giáo dậy văn phải là diễn viên có tài trên lớp, anh ta phải “thoát ly” được giáo án, phải thuộc “kịch bản” để bằng ngôn từ và ngoại hình cho học sinh “cảm thấy” được cuộc sống muôn màu muôn vẻ mà bài thơ, bài văn đó đã khám phá. Leonard de Vinci đã từng nói: “Họa thơ là nhìn thấy, thơ là họa cảm thấy” là gì. Học sinh của chúng ta rất chán học văn vì thầy cô chỉ cầm giáo án mà đọc từ năm này qua tháng khác. Tôi đã kịch liệt phản đối cách kiểm tra, chấm điểm đánh giá giáo viên văn qua cách kiểm tra giáo án một cách hình thức như thế. Nhưng tôi đã thua cuộc vì người đánh giá mình là… cấp trên. Nhà trường cũng sợ cấp trên. Năm học đó tôi không được xếp hạng “lao động tiên tiến”, một danh hiệu cho tất cả các cán bộ công nhân viên nhà nước thời đó, trên danh hiệu đó là “chiến sĩ thi đua”.

Tiếp tục đọc