Mặt thật của các tổng biên tập
Đó là sau chuyến đi Paris năm 2001, vào khoảng cuối năm 2002, Đài TNV với một thể chế dân chủ thì báo chí luôn là tiếng còi cảnh báo, là một yếu tố quan trọng trong “bảo hiểm chính trị” của nhân dân đối với chính phủ, không thể có những hiện tượng như Vivashin, Vinaline, Bauxite rồi lại “tái cấu trúc” những tội ác đó, nếu có báo chí tự do, có tam quyền phân lập, có quốc hội thực sự do dân bầu ra.
Sau hòa bình 1975, tôi vô Sài Gòn, đến Việt Tấn xã của chế độ cũ, “ôm” được một số tài liệu về báo chí, trong đó có những cuốn giá trị như cuốn: “ký giả chuyên nghiệp” (The Professional Journalist) của John Hohemberg (bản dịch của Lê Thái Bằng và Lê Đình Điểu) hơn 600 trang.
John Hohemberg là giáo sư báo chí học của trường cao học báo chí, Viện Đại học Columbia, New York. Ông là thư ký ủy ban cố vấn các giải thưởng Pulitzer do Viện Đại học này quản trị. Ông cũng là tác giả của nhiều cuốn sách chuyên về báo chí. Trước khi là giáo sư, John Hohemberg đã từng là ký giả hơn 25 năm hoạt động ở Hoa Kỳ và ngoại quốc, ông cũng từng qua nhiều thành phố ở Viễn Đông và Đông Nam Á.
Tôi đọc say mê cuốn sách này, dùng nó làm tài liệu tham khảo để giảng dạy và viết cuốn “Nhà báo-Anh là ai?” xuất bản năm 2004 (NXB Thanh Niên). Dĩ nhiên là chỉ dùng “ký giả chuyên nghiệp” làm tham khảo, không thể bê nguyên văn vì các lớp báo chí đều có sự theo dõi của ngành an ninh.