Tù nhân của Việt Cộng (phần 1)

Nam Việt Nam, tháng Tám 1973

Chúng tôi không tin vào mắt mình. Giống như cánh cổng đi vào thế giới thần linh, một cái cổng khổng lồ vươn cao lên trên phong cảnh hoàng tàn. Chúng tôi để cho những người tài xế của chúng tôi phiên dịch hàng chữ tiếng Việt màu đỏ trên thanh ngang ở phía trên. Đó là về giải phóng người dân, về chủ nghĩa xã hội và tái thống nhất. Bay phấp phới trên cây cột ở bên cạnh là dấu hiệu của cách mạng, lá cờ xanh đỏ của Việt Cộng với ngôi sao vàng ở giữa. Một con chim bồ cầu hòa bình bằng kim loại kêu lạch cạnh trong gió. Quốc lộ 13 dưới vòm cổng bị chận lại bởi một cái lũy đất cao độ khoảng 50 cm. Mãi sau này chúng tôi mới biết là mìn chống tăng đã được lấp vào trong đó.

An Lộc, 19 tháng Tư 1973, Hình Bettmann / CORBIS

An Lộc, 19 tháng Tư 1973, Hình Bettmann / CORBIS

Tiếp tục đọc

Việt Nam hóa các quan tài (hết)

Road to peace – Con đường đi đến hòa bình”, công binh Mỹ đã gọi Quốc lộ 13 như vậy khi họ được cử tới để mở rộng nó. Một câu nói đùa khủng khiếp, vì Quốc lộ 13 dẫn từ Sài Gòn theo một đường thẳng về hướng bắc tới thị trấn An Lộc nhỏ bé đó, cái mà người ta với một ít thống thiết đã đặt tên cho nó là “Verdun của Việt Nam”. Ngay từ khi đợt tấn công dịp Phục Sinh của người Bắc Việt bắt đầu, An Lộc đã bị bao vây và dồn ép. Lính dù của Tướng Thiệu đã dũng cảm đứng vững trước đợt tấn công bất thình lình ập vào họ với xe tăng Nga và Trung Quốc từ vùng biên giới Campuchia. Tiếp theo sau đó về phía Nam, các lực lượng tinh nhuệ của Hà Nội đã tiến dọc theo Quốc lộ 13 hướng về Sài Gòn và chỉ còn cách thành phố 70 ki-lô-mét, trước khi họ bị chận lại một cách hết sức khó khăn nhờ sử dụng ba sư đoàn và một khối lượng vật liệu khổng lồ.

An Lộc, 1972

An Lộc, 1972

Tiếp tục đọc