Quyền lực thứ tư: Tôi chỉ không đau đớn khi tôi viết (phần 2)

Thế thì trách nhiệm của truyển thông là gì, và anh định nghĩa trách nhiệm của mình ra sao? Anh suy nghĩ tương đối lâu. Rồi anh nói: “Tôi ở Nam Ấn Độ năm 2002, khi dịch hạch bùng phát trong thành phố Surat hai triệu dân. Tất nhiên là truyền thông Ấn Độ đã tường thuật thật tận tường về việc này, ồn áo như có báo động, cái chỉ dẫn tới việc 600.000 con người hoảng sợ chạy trốn ra khỏi Sursat. Họ sợ đến dựng tóc gáy, họ giật sập rào cản đường và chiếm những đoàn tàu có canh gác. Bằng cách đó, dịch hạch đã lan truyền khắp Ấn Độ. Tại những trận dịch hay những mối nguy hiểm khác, báo chí giống như dầu được đổ vào lửa. Cả tại khủng hoảng tài chính và khủng hoảng kinh tế, cách làm báo điều tra giải thích phản tác dụng nhiều hơn. Khi người dân đọc mỗi ngày, rằng tình hình tiền bạc và ngân hàng xấu tới như thế thì tiêu dùng sẽ chấm dứt. Ở đó, giới truyền thông thật ra chỉ là cái tăng cường vấn đề. Ở đó thì người ta có thể chứng tỏ mình có trách nhiệm, nếu như người ta không tường thuật về việc đó. Nhưng điều đó thì hẳn là đòi hỏi quá nhiều.”

Còn về trách nhiệm của bản thân trong thời khủng hoảng thì sao? “Tôi cảm thấy tôi có trách nhiệm nào trong thời khủng hoảng này ư? Cái trách nhiệm mà tôi luôn cảm thấy. Tôi muốn làm cho con người cười lên. Cười là một món quà to lớn. Nó kéo con người ra khỏi cái thung lũng than thở của anh ta trong một thời gian ngắn, anh ta ở đâu cũng vậy. Tôi chỉ không đau đớn khi tôi viết. Khi bạn đọc bất chợt cũng cảm thấy không đau đớn nữa, vì anh ấy cảm động hay cảm thấy đã giải trí tốt, thì tôi đã hoàn thành nhiệm vụ nội tâm của tôi rồi. Nó tự giới hạn nó ở việc viết tốt như có thể, dẫn dắt càng gần càng tốt tới những gì là niềm tin sâu sắc nhất của tôi và những gì tương ứng với phong cách của tôi. Cây cối chết vì những bài viết nhàm chán đã đủ rồi. Trách nhiệm của tôi là nhìn xem những gì làm cho tôi cảm động. Và truyền đạt lại điều đó, tốt như có thể. Việc chúng ta là nhà báo có thể làm thay đổi được thế giới là điều vô lý. Chúng ta có thể bắn gục chính trị gia, nhưng điều đó không thay đổi được thế giới, vì lại đến lượt người kế tiếp ngay lập tức. Tôi thấy phần lớn hoạt động báo chí đơn giản chỉ là đạo đức giả.”

Timmerberg trải qua vụ nổ nguyên thủy trong nghề báo của mình vào thời Stern. Lúc nào đó, anh đọc được trong Rolling Stone một bài phóng sự của Hunter S. Thompson (“Fear and Loathing in Las Vegas”), người là King of Gonzon, cha đẻ của New American Journalism. “Tôi nghĩ, những người ở đây đều điên hết cả rồi. Thế là tôi viết lại theo lối Thompson cho cả câu chuyện tôi đang viết cho Stern. Nó không được xuất bản, và nó cũng là cái cuối cùng mà tôi được phép làm cho Stern.”

Khái niệm phong cách báo chí Gonzo mô tả một cách viết phóng túng, cá nhân. Trong một bài đánh giá Thompson, tờ Zeit đã viết sau cái chết của ông ấy trong năm 2005: “Ông là sự tự trả thù của nước Mỹ. Ông là cái tư tưởng xấu xa, là lương tâm cắn rứt, ông là tính vui vẻ. Ông là cái mặt đen tối và ngọn lửa đốt cháy nó. Ông yêu tự do, sự bao la, tính phóng túng. Ông nói chung là một người vừa yêu thương vừa căm ghét, trong cuộc sống cũng như trong viếc lách, cái mà ở ông lúc nào cũng là một.” Helge Timmerberg hết sức có ấn tượng với phong cách viết này. Bắt đầu từ lúc đó, anh chỉ còn viết những câu chuyện của anh dưới dạng tôi, và không lâu sau đó, anh đã tìm được một phong cách không thể nào nhầm lẫn được. “Từ khi tôi biết Hubter S. Thompson, tôi không còn giống như một người chưa từng bao giờ gần một cô gái điếm khi anh ta viết về mãi dân. Hay là người chưa từng bao giờ dùng thuốc phiện khi viết về thuốc phiện.” Bạn đọc của anh yêu thích anh vì lẽ đó. Phần lớn họ còn đi theo anh khi anh giới hạn tối đa việc xuất bản trong truyền thông in đề có thể viết sách được nhiều hơn. Người đọc Timmerberg cũng trở thành người đọc sách, và họ đã thích thú trong lúc đó.

Trong năm vừa rồi, anh đã chu du châu Phi bảy tháng. Các ấn tượng được phản ánh lại trong tác phẩm mới nhất của anh African Queen. “Khi tôi trở về từ châu Phi, những nỗi lo sợ trong cuộc sống của tôi cứ như bị thổi bay đi mất”, anh nói. “Cái tồi tệ nhất có thể xảy ra cho tôi trong nước Đức là nhà nước trả tiền cho căn hộ của tôi, là họ sẽ trả tiền sưởi ấm, tiền điện, Internet, quần áo của tôi và ngoài ra còn cho tôi đủ tiền túi để tôi không phải đói. Đối với một người Phi thì đó là một sự tưởng tượng giống như trên Thiên Đàng. Nếu anh ở trong một nền văn hóa như vậy một thời gian và rồi trở về Đức, thì rồi anh sẽ tự hỏi vấn đề ở đây là gì? Người Phi bơi qua Địa Trung Hải, nếu bắt buộc, để có thể đến được với tình cảnh an sinh xã hội đó. Đói kém, hạn hán, thiếu nước – ở châu Âu thì người ta không trải qua tất cả những thứ đó.”

Helge Timmerberg bi quan cho châu Phi. “Nếu như không ở đúng nơi hoang dại, mà là ở nơi con người sinh sống, trong các thị trấn và thành phố, bất cứ ở đâu trên châu Phi, thì rồi anh sẽ có cảm giác như trong vũ trụ nhất định là đã từng phải có một hành tinh bằng nhựa dẻo, nó đã nổ tung ra, rồi trở thành một siêu tân tinh bằng túi nhựa dẻo rơi xuống Trái Đất. Nhận thức sinh thái? Rõ rồi, người châu Phi nói, nếu các anh đưa tiền viện trợ thì chúng tôi cũng sẽ sinh thái nhiều hơn, nếu các anh muốn thế. Người ta không thể ép buộc có được nhận thức sinh thái, tất cả đều là vì tiền.” Anh kể về một dự án hết sức thành công của một khu nhà nghỉ cạnh hồ Malawi ở Mozambique, một vùng cực kỳ chậm phát triển, hoàn toàn không có hạ tầng cơ sở. Khu nhà nghỉ được xây bởi những người trước đó đã làm việc ở Phi châu cho UNO và UNESCO nhiều năm liền. Nó là một khu nhà sinh thái kiểu mẫu, được xây dựng theo các định luật của sinh học xây dựng và tự cung cấp năng lượng. Có 80 nhân viên làm việc ở đó, tất cả đều là người ở trong vùng.  Họ được đào tạo thành đầu bếp, làm vườn hay thợ mộc. Theo thống kê, mỗi một người Phi châu có việc làm nuôi sống thêm mười bốn người nữa. Tức là có trên một ngàn người bản xứ sống nhờ vào khu nhà  nghỉ. Nó kiếm tiền nhờ vào khách du lịch, những người sẵn sàng trả 300 dollar một ngày cho nơi nghỉ này. Khu nhà nghỉ xây trường học và nhận thầy giáo vào dạy. “Những người điều hành cố hết sức để chỉ cho người dân bản địa thấy rằng họ cần phải sử dụng tài nguyên ngày một ít đi của họ như thế nào”, Timmerberg nói, “rằng thay vì cứ tiếp tục đốn những cánh rừng gỗ tếch của họ thì tốt hơn là nên dựa vào du lịch sinh thái. Dự án tồn tại từ mười năm nay, và cả vùng đều hưởng lợi từ đó. Người ta gọi đó là giúp để tự giúp. Vấn đề tại những dự án như thế chỉ là: khi những người trợ giúp rút ra thì tất cả sẽ sụp đổ ngay lập tức.” Timmerberg cho rằng có thêm một vấn đề nữa phải chịu trách nhiệm cho tình trạng khó xử ở châu Phi. “Ngay khi có ai đó nắm lấy được quyền lực ở châu Phi thì hắn sẽ bán cả dân tộc của hắn, hắn mặc kệ. Nói rằng các tập đoàn xấu xa có lỗi, Chủ nghĩa Tân Thực dân cướp bóc châu Phi thì chỉ mới là một nửa của sự thật thôi.”

Khó mà nắm lấy được cả sự thật, ngay cả khi thông qua Helge Timmerberg. Tạp chí tip ở thành phố Berlin viết trước đây một vài năm, hơn sửng sốt cũng như khen ngợi: “Tại sao có những câu chuyện chỉ bàn về một nhà báo riêng lẻ nhưng lại được nhiều bạn đọc quan tâm tới? Một câu trả lời có thể là: Những gì được bàn đến ở đây đã nổi bật lên bởi vì tính ‘thời sự nguyên thủy’. Tức là: bề ngoài thì bài viết chỉ nói về một người riêng lẻ và những trải nghiệm cá nhân hết sức riêng biệt của người đó – nhưng ở bên trong thì đó lúc nào cũng là về tất cả chúng ta, về người thắng và kẻ bại.”

“Chỉ có ba đề tài lớn thôi”, Timmerberg nói, “tình yêu, tiền bạc, cái chết. Người ta có thể sắp xếp hầu như tất cả các câu chuyện vào trong các khái niệm này. Và ở người nào thì chúng cũng giống nhau. Nỗi lo sợ của chúng ta trước cái chết, lòng khao khát tình yêu của chúng ta, sự đau khổ của chúng ta khi thất tình. Những điều đó ai cũng biết. Ừ, thế nào đi nữa thì họ cũng không cho tôi là kiêu căng.” Anh biết quá rõ lời cáo buộc kiêu căng. “Ở những câu chuyện về cái tôi thì người ta bị cho là kiêu căng ngay lập tức, đó là một lý lẽ đánh chết người. Tôi chống lại nó từ nhiều năm nay. Kiêu căng là một tội lỗi chết người, một nhược điểm lớn, nó nằm sâu thẳm cho tới mức người ta chắc phải cần 30 năm điều trị tâm lý để thay đổi điều đó. Ý nghĩ, có ai đó được bảo vệ trước sự kiêu căng chỉ vì anh ta từ bỏ cái từ ‘tôi’ nhỏ bé, là điều phi lý. Có biết bao nhiêu người viết không bao giờ dùng hình thức tôi mà sự kiêu căng nhỏ giọt ra khỏi những hàng chữ như thứ mỡ hôi hám. Tôi chỉ dùng hình thức tôi từ một lý do: vì tôi biết rõ nhất là về tôi. Ngoài ra, tôi nghĩ rằng người ta chỉ có thể giễu cợt mà không bị trừng phạt khi giễu cợt về chính mình. Tất nhiên là điều đó chỉ có thể khi niềm mong muốn, được học hỏi và có thêm nhận thức, gắn bó thật chặt trong người. Rồi thì tại mỗi một cơ hội người ta đều nhận ra được rằng thật ra thì người ta còn cách xa cái mà người ta muốn cho tới chừng nào, và điều đó cũng có một cái gì đó buồn cười đấy.”

(Còn tiếp)

Dirk C. Fleck

Phan Ba dịch

Đọc những bài trước trên trang Quyền lực thứ tư

4 thoughts on “Quyền lực thứ tư: Tôi chỉ không đau đớn khi tôi viết (phần 2)

  1. Pingback: Anhbasam Điểm Tin thứ Ba, 18-06-2013 | doithoaionline

  2. Pingback: NHẬT BÁO BA SÀM : TIN THỨ BA 18-6-2013 | Ngoclinhvugia's Blog

  3. Pingback: Tin thứ Ba, 18-06-2013 | Dahanhkhach's Blog

  4. Pingback: Tin thứ Ba, 18-06-2013 « BA SÀM

Bình luận về bài viết này