Tunisia: Nơi cuộc cách mạng nằm trong cát bụi

Katharina Pfannkuch tường thuật từ Redeyef, Tunesia

Phan Ba dịch từ Spiegel Online

Thành phố nhỏ bé Redeyef, sâu trong miền thôn quê của Tunisia, chỉ biết trước hết là bụi bặm, nóng bức và phosphat: lâu trước khi thế giới theo dõi cuộc Cách mạng Hoa lài, những cuộc nổi dậy chống lại chế độ của Ben Ali đã bắt đầu ở đây hai năm trước. Phong trào này đã có những tác động nào?

Mùi hăng của lưu huỳnh nằm trong bầu không khí, đường phố và nhà cửa chìm xuống dưới một tấm màn màu vàng-xám của lớp bụi. Chỉ nhìn thấy vài người trước những căn nhà nghèo nàn, vài đứa bé đang chơi bóng đá với một cái lon Cola rỗng trước hậu trường buồn tẻ. Bù vào đấy, con đường ở đây đủ rộng, chỉ có ít giao thông. Ở Redeyef, một thành phố nhỏ trong nội địa của Tunisia, thời gian và cuộc sống dường như đã đứng yên. Không có tiếng chim hót, không có tiếng ồn giao thông: tiếng reo hò của những đứa trẻ con đang chơi đùa là những dấu hiệu duy nhất rằng thật sự có con người sống ở đây.

Đường phố vắng vẻ trong Redeyef: cuộc Cách mạng Hoa lài bắt đầu ở đây hai năm trước đó. Ảnh: Katharina Pfannkuch

Đường phố vắng vẻ trong Redeyef: cuộc Cách mạng Hoa lài bắt đầu ở đây hai năm trước đó. Ảnh: Katharina Pfannkuch

Chỉ cách biên giới với Algeria có vài kilômét, Redeyef nằm ngay giữa một lòng chảo phosphat có diện tích tròn 6000 kilômét vuông. Những dấu vết mà công cuộc khai thác khoáng sản duy nhất của Tusenia đã để lại thật không thể không nhìn thấy, và đặt dấu ấn lên trên một phong cảnh chìm trong một màu vàng-xám. Hố sâu minh chứng cho những vụ nổ nhằm khai thác phosphat, vết nứt nẻ giống như vết sẹo nằm chằng chịt trên mặt đất khô cằn.

Người ta hầu như không thể tin được, rằng đối với nhiều người Tunisia, vùng đất này được xem là “cái nôi của cuộc cách mạng”: khó có thể cảm nhận được tinh thần tranh đấu cách mạng trên những con đường không một bóng người này. Trong khi đó thì thành phố Redeyef có 30 ngàn dân này đã nhiều lần là nơi diễn ra những cuộc nổi dậy và chống đối dữ dội – xảy ra rất lâu trước khi cuộc Cách mạng Hoa lài trước đây hai năm bắn phát súng báo hiệu lần bắt đầu của cái được gọi là Mùa Xuân Ả Rập.

Công việc tìm kiếm dấu tích dẫn đến Adnan Hajji, một trong những người con nổi tiếng nhất của thành phố. Nhà hoạt động, thành viên công đoàn, nhân chứng, lãnh tụ đình công: hơn một lần trong vòng hai thập niên vừa qua, Hajji như là người chống đối chế độ Tunisia đã khiến cho người phải nói đến anh ấy, cả ở những nơi cách vùng đất này thật xa.

Ngôi nhà của công đoàn nằm trong một con đường phụ của Redeyef: chỉ một dòng chữ nhỏ, không hề gây sự chú ý là để cho người ta nhận biết rằng ở đây là văn phòng chi nhánh địa phương của  Union Générale Tunisiennes de Travail (UGTT).

Hajji, người đổi số điện thoại của mình hàng tuần và giữ bí mật nơi cư ngụ, tiếp khách ở đây. Vôi trên tường mặt tiền đã bong ra, vết nứt khắp trên tường, ở đây cũng bị nhuốm màu vàng từ phosphat. Một bức graffito nhỏ ở tường nhà vẽ một bàn tay giơ cao lên, tạo dấu hiệu chiến thắng với những ngón tay. Chữ “Cách mạng” được viết ở phía trên đấy, chữ V của Victory đồng thời cũng là chữ v trong Revolution.

Ai là người chiến thắng của cuộc Cách mạng Hoa lài, ai là người thua cuôc? “Trong lịch sử của Tunisia không chỉ có một cuộc cách mạng này. Mỗi một cuộc nổi dậy, mỗi một cuộc biểu tình, mỗi một cuộc đình công trong vòng 20 năm qua đã góp phần để cho nhân dân Tunisia trở thành người thắng cuộc của cuộc Cách mạng Hoa lài”, câu trả lời của Adnan Hajji là thế.

Trong các gian phòng nhỏ, chật hẹp của ngôi nhà công đoàn, hình dạng của một Adnan Hajji cao to, lực lưỡng, người nói với một giọng trầm xuyên thấu, còn trông có vẻ lôi cuốn hơn nữa. Ông sinh ra ở Redeyef, 54 tuổi, thế nhưng trông có vẻ già hơn: cuộc đấu tranh vì phẩm cách, tự do và công bằng xã hội đã để lại dấu vết trên gương mặt của người đàn ông này, người ngồi tù ở Tunisia lần đầu tiên vào năm 1979.

Đồng tiền chạy ra vùng bờ biển

Adnan Hajii là một trong những người con nổi tiếng nhất của thành phố. Ảnh: Katharina Pfannkuch

Adnan Hajii là một trong những người con nổi tiếng nhất của thành phố. Ảnh: Katharina Pfannkuch

Thời đấy, khi còn là sinh viên, Adnan Hajji đã tham gia vào một cuộc phản đối chống lại chính sách đào tạo và lao động của chính quyền dưới thời Habib Bourguiba. Sau khi được thả ra khỏi tù, Hajji kết thúc khóa học sư phạm và dạy tiếng Ả Rập và tiếng Pháp tại nhiều trường trong Tunisia – có bề ngoài là thường dân như vậy, nhưng anh ấy không chấm dứt cuộc đấu tranh chống chính quyền. Tiếp theo lần tham gia một cuộc đình công vào đầu thập niên 80 là lần bị đình chỉ không cho giảng dạy một năm. Một phát súng cảnh cáo, nhưng không có tác dụng: trở về thành phố quê hương Redeyef, Hajji tổ chức những cuộc biểu tình, tham gia vào những lần đình công và phản đối.”Người dân vùng này luôn sẵn sàng chống lại quyền lực chính trị ở bên trên”, Hajji nói, người trong Tunisia được xem là một trong những nhân vật chính. Ông ấy nêu ra hai lý do cho sự thịnh nộ luôn được bộc phát ra của người dân trong những thành phố phosphat thuộc nội địa Tunisia: “Những người dân sống ở đây cảm nhận được hậu quả của tham nhũng và gia đình trị từ hàng chục năm nay tại chính bản thân mình.”

Thay vì được tái đầu tư tại chỗ, lợi nhuận từ khai thác phosphat chủ yếu được chuyển về những vùng bờ biển tiêu biểu – ở những nơi mà khách du lịch cũng thích đến. Những thành phố như Redeyef bị cố tình bỏ quên.” Lý do thứ nhì cho sự luôn sẵn sàng nổi dậy chống lại chính quyền là kết quả của lý do thứ nhất: “Những ai chẳng còn gì để mất thì đều sẵn sàng đánh liều với thứ ít ỏi mà người đó còn có”, Adnan Hajji nói.

Ngay từ trong tháng 11 năm 1987, chỉ một tuần sau khi Zine el-Abidine Ben Ali đảo chánh lên làm tổng thống, người dân của Redeyef và những thành phố gần đấy đã đánh liều nhiều thứ: họ dồn sự bất bình về viên tổng thống mới của Tunisia vào một cuộc diễu hành. Adnan Hajji là một trong những người tổ chức cuộc biểu tình thuộc trong số những cuộc biểu tình đầu tiên chống Ben Ali này – và kể từ đó luôn luôn bị chính quyền theo dõi. Mặc dù vậy, ông vẫn có thể tiếp tục dạy học, và thăng tiến thành tổng thư ký của công đoàn giáo viên.

Năm 2001, ông trở thành thành viên của văn phòng UGTT tại địa phương. Mặc cho các hoạt động cá nhân của mình, ông ấy vẫn có một quan hệ có khoảng cách với liên minh công đoàn mà trong bối cảnh chính trị của một Tunisia hậu cách mạng ngày càng tiếp nhận vị trí của một đảng đối lập nhiều hơn: “Sau cuộc Cách mạng Hoa lài, UGTT bắt đầu phô diễn mình như là một đảng đối lập, cái đã tham gia chủ yếu vào trong việc lật đổ chế độ đấy. Nhưng điều đó không đúng”, theo Hajji. Người đàn ông thường trầm lặng cất cao giọng: “Các sự kiện của năm 2010 thể hiện cho tới bây giờ là hồi cuối của tất cả những cuộc phản đối đã có nhằm chống lại Ben Ali. Đặc biệt cuộc nổi dậy bùng phát ở đây trong Redeyef năm 2008 chính là mầm mống cho cuộc Cách mạng Hoa lài. Và UGTT đã không tham gia vào trong cuộc nổi dậy này.”

Lãnh tụ ngồi tù 16 tháng

Adnan Hajji hít thở thật sâu. Cuộc nổi dậy năm 2008 là một cái gì đó giống như một vết thương của ông ấy. Hajji dẫn đầu cuộc đình công chống tham nhũng trong ngành công nghiệp phosphat, cái biến thành một cuộc nổi dậy và đã đẩy vùng đất quanh Redeyef vào trong tình trạng khẩn cấp sáu tháng. Có 34 người biểu tình đã chết trong các xung đột với cảnh sát, trên 2000 người nổi dậy bị bắt giam – đó là phong trào chống đối lớn nhất cho tới thời điểm đó trong lịch sử của Tunisia. Cả Adnan Hajji cũng bị bắt do vai trò là người lãnh tụ của cuộc đình công và đã phải thi hành án 16 tháng tù.

Hajji chỉ cho xem những bức ảnh trên tường của văn phòng ông ấy. Chúng chụp những người đàn ông trẻ tuổi đã chết trong cuộc nổi dậy 2008, nhưng cũng có thể nhìn thấy số đông người biểu tình trên những tấm hình đó. “Chúng ta cũng phải nhờ những người này mà mới lật đổ được Ben Ali”, Adnan Hajji nói, “nếu không có họ thì cả người dân ở Sidi Bouzid lẫn ở Tunis đều không có đủ can đảm để lật đổ Ben Ali. Chống lại nền độc tài đó chính là người dân. Cả UGTT lẫn các thể chế hay đảng phái khác đều không có quyền giành thắng lợi quan trọng này về cho mình”, Hajji giải thích.

Những gì hiếm hoi còn sót lại từ cuộc Cách mạng. Ảnh: Katharina Pfannkuch

Những gì hiếm hoi còn sót lại từ cuộc Cách mạng. Ảnh: Katharina Pfannkuch

Người dân lo lắng về thu nhập, sức khỏe và đào tạo

Đó khôngphải là sự kiêu ngạo, cái đang nói ra từ Hajji, khi ông ấy liên tục nhấn mạnh, rằng không chỉ lần tự thiêu của người Tunisia Mohamed Bouaziz trong tháng 12 năm 2010 đã khởi đầu cho cái được gọi là Mùa Xuân Ả Rập. “Sự mô tả bị đơn giản hóa này dẫn đến việc bây giờ người dân trong Tuneisia cũng chờ đợi những giải pháp đơn giản cho các nhiệm vụ và vấn đề tới đây của đất nước”, theo Hajji.

Tham nhũng trong ngành công nghiệp phosphat, sự phân chia lợi nhuận không công bằng trong nước và chăm sóc sức khỏe thiếu thốn cho người dân của Redeyef và các thành phố phosphat khác trong nội địa theo Hajji thuộc trong số những vấn đề mà ông ấy vẫn muốn tiếp tục tham gia giải quyết. “Hiến Pháp tương lai của quốc gia, quyền phụ nữ và vai trò của tôn giáo trong xã hội của chúng tôi tất nhiên là được giới truyền thông thích hơn – nhất là truyền thông nước ngoài”, Adnan Hajji thêm vào.

“Nhưng trong cuộc sống hàng ngày thì con người lo nghĩ đến trước hết là những việc dễ hiểu: thu nhập của họ, sức khỏe của họ, đào tạo cho những đứa con của họ. Cả ở đây, trong Redeyef, cái nôi của cuộc cách mạng”.

URL: http://www.spiegel.de/politik/ausland/redeyef-in-tunesien-frust-in-der-wiege-der-revolution-a-875788.html

Katharina Pfannkuch / Spiegel Online / Phan Ba dịch

 

4 thoughts on “Tunisia: Nơi cuộc cách mạng nằm trong cát bụi

  1. Pingback: Tin thứ Tư, 09-01-2013 « BA SÀM

  2. Pingback: Tin thứ Tư, 09-01-2013 | Dahanhkhach's Blog

  3. Pingback: Anhbasam Điểm Tin thứ Tư, 09-01-2013 | bahaidao

  4. Pingback: NHẬT BÁO BA SÀM : TIN THỨ TƯ 9-1-2013 « Ngoclinhvugia's Blog

Gửi phản hồi cho Tin thứ Tư, 09-01-2013 « BA SÀM Hủy trả lời